Xét nghiệm Karyotype là gì? Chi phí thực hiện bao nhiêu tiền?

BS. Hồ Kim Châu

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Tiến Sĩ, Bác sĩ: HỒ KIM CHÂU

Với những phụ nữ có tiền sử sảy thai nhiều lần hoặc có nguy cơ cao gặp các bất thường trong thai kỳ thì sẽ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm Karyotype. Trong quá trình mang thai, mẹ và thai nhi có thể gặp một số nguy cơ bất thường nên Karyotype test sẽ được chỉ định thực hiện với những sản phụ có nguy cơ cao.

Xét nghiệm Karyotype là gì?

Xét nghiệm Karyotype (hay xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ) được thực hiện nhằm xác định và đánh giá kích thước, hình dạng và số lượng của nhiễm sắc thể trong một mẫu của tế bào cơ thể. Kết quả của xét nghiệm này giúp bác sĩ có thể chẩn đoán các bệnh di truyền, dị tật bẩm sinh, hoặc các bệnh lý liên quan đến nhiễm sắc thể.

xét nghiệm karyotype là gì

Xét nghiệm Karyotype được thực hiện khi nào?

Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ (Karyotype test) được thực hiện để xác định nhiễm sắc thể của bào thai có bình thường hay không. Trừ tế bào trứng và tinh trùng, các tế bào khác trong cơ thể người sẽ có 46 nhiễm sắc thể (gồm 23 cặp), người con sẽ được thừa hưởng 23 nhiễm sắc thể từ bố và 23 nhiễm sắc thể từ mẹ. Bộ nhiễm sắc thể của bé sẽ bất thường khi có thêm một nhiễm sắc thể, thiếu đi một nhiễm sắc thể hoặc một nhiễm sắc thể bị hưng hỏng.

Thông qua xét nghiệm Karyotype có thể phát hiện ra một số hội chứng bẩm sinh thường gặp do rối loạn nhiễm sắc thể như:

  • Hội chứng Down: Trẻ mắc hội chứng Down là do dư thừa một nhiễm sắc 21 trong bộ gen. Do đó, trẻ sẽ kém phát triển về thể chất, trí tuệ và chậm phát triển ngôn ngữ. Ngoài ra trẻ bị bệnh Down thường có các bất thường bẩm sinh liên quan về tim mạch, thính giác, thị giác, rối loạn tuyến giáp…
  • Hội chứng Edwards: Xuất hiện do thừa một nhiễm sắc thể 18 trong bộ gen. Trẻ mắc hội chứng Edwards thường gặp các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và hầu hết không thể sống hơn 1 năm.
  • Hội chứng Patau: Xảy ra do dưa thừa một nhiễm sắc thể 13 trong bộ gen. Trẻ mắc phải hội chứng Patau chỉ sống được trong một khoảng thời gian ngắn do sức khỏe yếu, não bộ kém phát triển và thường gặp các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch, thần kinh .
  • Hội chứng Klinefelter: Là rối loạn di truyền chỉ gặp ở nam giới do thừa một nhiễm sắc thể X. Trẻ mắc bệnh sẽ mang nhiễm sắc thể giới tính là XXY thay vì XY như bình thường. Người mắc hội chứng Klinefelter thường không phát triển trong giai đoạn dậy thì và có thể bị vô sinh khi trưởng thành.
  • Hội chứng Turner: Đây là rối loạn di truyền xảy ra ở nữ giới. Thay vì mang nhiễm sắc thể giới tính là XX như bình thường, bé gái khi sinh ra với nhiễm sắc thể XO do bị thiếu hoặc hư hỏng. Trẻ mắc hội chứng Turner có vóc dáng thấp, cổ ngắn, khi trưởng thành ngực không phát triển, không có kinh nguyệt và không thể sinh con.

Mục đích của karyotyp test

Quy trình thực hiện xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ (Karyotype test)

Xét nghiệm Karyotype sẽ được thực hiện theo quy trình như sau:

  • Tư vấn: Bạn sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể về mục đích, ý nghĩa và cách thực hiện xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ.
  • Lấy mẫu: Tùy vào từng phương pháp thực hiện mà sẽ sử dụng những loại mẫu khác nhau. Nếu là mẫu máu sẽ được lấy từ đường tĩnh mạch, mẫu tế bào tủy xương sẽ được lấy thông qua sinh thiết và mẫu tế bào thai nhi được lấy qua bằng cách chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau.
  • Nuôi cấy tế bào: Mẫu sau khi đã thu thập sẽ được mang đi nuôi cấy trong môi trường đặc biệt (đĩa hoặc ống), sau một khoảng thời gian nuôi cấy thích hợp sẽ thu hoạch tế bào.
  • Nhuộm đặc trưng tế bào: Tại đây kỹ thuật viên sẽ tiến hành nhỏ lam và nhuộm đặc trưng tế bào đã thu hoạch được bằng kỹ thuật nhuộm hiện đại Giemsa trypsin G-banding (GTG).
  • Khảo sát và phân tích: Sử dụng kính hiển vi có độ phóng đại 1000 lần, kỹ thuật viên sẽ tiến hành khảo sát số lượng, kích thước, cấu trúc các cặp nhiễm sắc thể. Đồng thời chụp ảnh, sắp xếp thành bộ nhiễm sắc thể và sử dụng các phần mềm chuyên dụng khác để phân tích lập bộ nhiễm sắc thể hoàn chỉnh. Từ đó giúp phát hiện ra những bất thường nhiễm sắc thể.
  • Trả kết quả và giải thích: Sau khi phân tích, bác sĩ sẽ thông báo và giải thích cho bệnh nhân về ý nghĩa của kết quả đối với sức khỏe cũng như là những bất thường về nhiễm sắc thể nếu phát hiện được.

phương pháp xét nghiệm karyotype

Xét nghiệm Karyotype bao nhiêu tiền?

Chi phí để thực hiện xét nghiệm Karyotype (nhiễm sắc thể đồ) dao động từ 1.100.000 – 2.500.000 đồng.

Mức giá này chưa bao gồm chi phí lấy mẫu và tiến hành thêm một số xét nghiệm liên quan khác (nếu cần). Giá sẽ có sự chênh lệch khác nhau giữa giữa các cơ sở xét nghiệm và gói dịch vụ mà khách hàng lựa chọn.

Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm Karyotype

Xét nghiệm Karyotype thường sẽ có kết quả sau khoảng 2, 3 tuần. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm này sẽ được đánh giá như sau:

  • Kết quả bình thường: Khảo sát cho ra mỗi nhiễm sắc thể có kích thước, hình dạng và cấu trúc bình thường. Kết quả tìm ra cho thấy trong tế bào có chứa 46 nhiễm sắc thể và được nhóm với nhau thành 22 cặp nhiễm sắc thể phù hợp, bình thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính.
  • Kết quả bất thường: Khảo sát cho thấy trong tế bào phân tích có nhiều hơn hoặc ít hơn số lượng 46 nhiễm sắc thể. Các nhiễm sắc thể được phát hiện có sự bất thường về hình dạng, kích thước hoặc cấu trúc.

Trên đây là những thông tin liên quan hữu ích về xét nghiệm Karyotype mà DNA TESTINGS muốn chia sẻ đến cho các bạn. Nếu như bạn có nhu cầu muốn làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ (Karyotype test) có thể liên hệ trực tiếp đến số hotline của trung tâm chúng tôi để được tư vấn, giải đáp một cách chính xác nhất.

>> Xem thêm: cfDNA là gì? Ứng dụng cfDNA trong xét nghiệm NIPT

Tin Liên Quan

Xét nghiệm gen đông máu (Thrombophilia) và chi phí thực hiện
Xét nghiệm gen đông máu (Thrombophilia) và chi phí thực hiện

Với những phụ nữ chuẩn bị mang thai và từng bị tiền sản giật, sảy thai liên tiếp hay thai kém phát triển thì nên thực hiện làm xét nghiệm gen đông máu. Thông qua xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện sớm những bất thường để có những biện pháp đảm bảo cho thai […]

Điện di huyết sắc tố (Hemoglobin-Hb) trong sàng lọc Thalassemia
Điện di huyết sắc tố (Hemoglobin-Hb) trong sàng lọc Thalassemia

Điện di huyết sắc tố là một xét nghiệm máu nhằm mục đích phát hiện các thành phần huyết sắc tố (Hemoglobin-Hb) bình thường hay bất thường và để kiểm tra xem nồng độ của chúng là bao nhiêu. Xét nghiệm này có vai trò quan trọng trong sàng lọc và chẩn đoán bệnh lý […]

Nuôi cấy bệnh phẩm, định danh và kháng sinh đồ
Nuôi cấy bệnh phẩm, định danh và kháng sinh đồ

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật xét nghiệm giúp xác định tác nhân vi khuẩn gây nhiễm trùng. Song xét nghiệm nuôi cấy, định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ vẫn là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán căn nguyên gây nhiễm khuẩn. Thông qua phương pháp này sẽ giúp bác sĩ có […]

So sánh xét nghiệm Double test và Triple test
So sánh xét nghiệm Double test và Triple test

Xét nghiệm Double test và Triple test là hai loại xét nghiệm rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai trong việc sàng lọc dị tật thai nhi. Tuy nhiên, có rất nhiều mẹ bầu vẫn chưa hiểu rõ về loại xét nghiệm này cũng như điểm giống và khác nhau như thế nào. […]

Xét nghiệm gen định type HPV sàng lọc ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm gen định type HPV sàng lọc ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến và nguy hiểm đứng thứ 3 trên thế giới về tỷ lệ tử vong ở phụ nữ, chỉ sau ung thư vú và buồng trứng. Tuy nhiên, hiện nay với xét nghiệm gen định type HPV trong sàng lọc ung thư […]

Mục đích, ý nghĩa của xét nghiệm định lượng virus viêm gan C
Mục đích, ý nghĩa của xét nghiệm định lượng virus viêm gan C

Tuy không phổ biến như virus viêm gan B nhưng virus viêm gan C cũng có thể gây ra viêm mạn tính tiến triển thành ung xơ gan, xơ gan nếu như không phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy việc xét nghiệm định lượng virus viêm gan C sẽ giúp bác sĩ có […]

Xét nghiệm định lượng Virus viêm gan B có ý nghĩa gì?
Xét nghiệm định lượng Virus viêm gan B có ý nghĩa gì?

Viêm gan B là một bệnh lý khá phổ biến liên quan về gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra, bệnh tiến triển có thể gây suy gan và ung thư gan. Do đó, xét nghiệm định lượng virus viêm gan B sẽ được chỉ định thực hiện cho bệnh nhân đang điều […]

Xét nghiệm đột biến gen EGFR giúp điều trị Ung thư phổi
Xét nghiệm đột biến gen EGFR giúp điều trị Ung thư phổi

Xét nghiệm đột biến gen EGFR thường được bác sĩ chỉ định thực hiện đối với các bệnh nhân nghi ngờ mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ dạng tiến triển hoặc dạng mô học tuyến. Để hiểu rõ hơn về phương pháp xét nghiệm này là gì mời các bạn cùng theo dõi […]

Điện thoại

0938232900

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN




    Trung tâm xét nghiệm adn - DNA TESTINGS 0901323100

    VĂN PHÒNG HÀ NỘI:
    Tầng 2, 183 Trường Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội
    Giờ làm việc: 8:30 đến 18:00
    VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH:
    Tầng 1, Tòa nhà LOYAL, 151-151 Bis Võ Thị Sáu, Phường Xuân Hòa, TP. HCM.
    Giờ làm việc: 8:00 đến 17:30