Khi được bác sĩ chỉ định làm Double test thì có nhiều mẹ bầu (nhất là những thai phụ mang thai lần đầu) vẫn chưa hiểu về xét nghiệm Double test là gì? Tại sao cần phải thực hiện và chi phí bao nhiêu? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho các mẹ bầu để hiểu rõ hơn về loại xét nghiệm trước sinh này nhé.
Xét nghiệm Double test là gì?
Double test là xét nghiệm trước sinh không xâm lấn dùng để kiểm tra và định lượng nồng độ β-hCG tự do và PAPP-A trong máu của người mẹ đang mang thai, kết hợp với siêu âm đo độ mờ da gáy, tuổi mẹ, tuổi thai nhi… để đánh giá nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi có thể mắc phải các hội chứng Down (Trisomy 21), Edwards (Trisomy 18) và Patau (Trisomy 13).
Xét nghiệm này thường được thực hiện trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ (thường từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 13), đây là một xét nghiệm trong thai kỳ rất quan trọng được khuyến cáo tất cả mẹ bầu nên thực hiện.
Mục đích xét nghiệm Double test để làm gì?
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double test với mục đích để xác định sự bất thường trong quá trình phát triển nhiễm sắc thể ở thai nhi. Bất kỳ sự bất bất thường nào sảy ra cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng tăng trưởng và phát triển của thai nhi, thậm chí còn kéo dài cả đời của đứa trẻ khi được sinh ra.
Đặc biệt đối với những phụ nữ lớn tuổi mang thai, hoặc gia đình có tiền sử người mắc các hội chứng Down, Patau, Edward,… thì việc thực hiện xét nghiệm Double test kết hợp cùng với các xét nghiệm khác có thể giúp phát hiện sớm một số vấn đề sức khỏe hay dị tật của thai nhi. Từ đó bác sĩ sẽ có những biện pháp can thiệp kịp thời để cải thiện sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trong suốt thời gian mang thai.
Độ chính xác của Double test có thể phát hiện được khoảng 85-90% trường hợp thai nhi mắc hội chứng Double và tới 95% trường hợp thai nhi mắc hội chứng Edward và Patau. Tuy nhiên, xét nghiệm cũng có thể cho kết quả dương tính giả, tức là cho biết thai nhi có nguy cơ cao mặc dù thực tế thai nhi vẫn khỏe mạnh. Tỉ lệ dương tính giả của Double test rơi vào khoảng 5%. Khi kết hợp giữa Double test và siêu âm đo độ mờ da gáy thì độ chính xác trong việc phát hiện dị tật thai nhi rơi vào khoảng 90-95%.
Những đối tượng nên thực hiện xét nghiệm Double test?
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế tất cả phụ nữ mang thai đều nên thực hiện xét nghiệm Double test để sàng lọc nguy cơ thai nhi mắc các bất thường nhiễm sắc thể. Bên cạnh đó, một số trường hợp đặc biệt dưới đây cần phải thực hiện xét nghiệm này như:
- Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi.
- Tiền sử sảy thai, thai lưu.
- Bản thân người mẹ đã từng mang thai mắc bất thường nhiễm sắc thể hoặc trong gia đình có người mắc các hội chứng Down, Edwards, Patau,…
- Kết quả siêu âm độ mờ da gáy bất thường.
- Mẹ bị nhiễm virus trong quá trình mang thai.
- Mẹ bầu sử dụng các loại thuốc hoặc có tiếp xúc với các chất độc hại.
- Mẹ bầu mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, bệnh tuyến giáp…
Ngoài ra, ngay cả khi bạn không thuộc các nhóm kể trên thì cũng nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe để thực hiện xét nghiệm Double test. Bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ cá nhân và tư vấn cho bạn những lựa chọn sao cho phù hợp.
Ưu và nhược điểm của xét nghiệm sàng lọc Double test
Ưu điểm
- An toàn, không xâm lấn: Double test là xét nghiệm không xâm lấn, chỉ cần lấy máu mẹ và siêu âm nên rất an toàn cho mẹ và thai nhi.
- Phát hiện sớm: Xét nghiệm được thực hiện trong giai đoạn sớm của thai kỳ (từ tuần 11 đến tuần 13) giúp phát hiện sớm nguy cơ thai nhi mắc các bất thường nhiễm sắc thể, từ đó có nhiều thời gian tư vấn và can thiệp kịp thời.
- Chi phí rẻ: So với các xét nghiệm khác như NIPT thì Double test có chi phí thực hiện rẻ hơn, phù hợp với nhiều đối tượng.
- Dễ thực hiện: Xét nghiệm có thể thực hiện được ở nhiều cơ sở y tế, trung tâm xét nghiệm không yêu cầu kỹ thuật quá phức tạp.
- Kết quả nhanh chóng: Chỉ sau 2,3 ngày là đã có kết quả.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên xét nghiệm Double test còn có một số nhược điểm như:
- Độ chính xác: Double test là xét nghiệm sàng lọc, độ chính xác được đánh giá không cao bằng các xét nghiệm chẩn đoán khác như chọc ối hoặc sinh thiết thai nhau.
- Không phát hiện được hết các dấu hiệu bất thường: Xét nghiệm Double test chỉ có thể sàng lọc được một số bất thường nhiễm sắc thể phổ biến như hội chứng Down, Edwards, Patau không phát hiện được tất cả các bất thường di truyền khác.
- Ảnh hưởng đến tâm lý thai phụ: Việc sàng lọc tìm thấy các nguy cơ về dị tật thai nhi có thể khiến thai phụ cảm thấy lo lắng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.
Quy trình thực hiện xét nghiệm Double test
Quy trình thực hiện xét nghiệm sàng lọc Double test khá đơn giản và nhanh chóng, bao gồm các bước sau đây:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ tư vấn và giải thích cho bạn hiểu rõ hơn xét nghiệm Double test, khai thác một số thông tin quan trọng như tuổi mẹ bầu, tiền sử bệnh lý, tiền sử gia đình, ngày đầu tiên của kinh kỳ cuối cùng để tính tuổi thai chính xác.
- Bước 2: Tiến hành siêu âm đo độ mờ da gáy, siêu âm được thực hiện qua đường bụng hoặc đường âm đạo, tùy thuộc vào vị trí của thai nhi. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra thêm một số dấu hiệu bất thường khác trên hình ảnh siêu âm.
- Bước 3: Lấy mẫu máu. Kỹ thuật viên y tế sẽ lấy một lượng máu tĩnh mạch của mẹ bầu (khoảng từ 2-4 ml). Mẫu này sẽ được đưa vào phòng xét nghiệm để tiến hành phân tích nồng độ β-hCG tự do và PAPP-A.
- Bước 4: Phòng xét nghiệm sẽ tiến hành phân tích mẫu máu và kết hợp với kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy, tuổi mẹ, tuổi thai để tính toán nguy cơ thai nhi mắc các bất thường nhiễm sắc thể. Dựa vào bản kết quả bác sĩ sẽ giải thích ý nghĩa và tư vấn cho mẹ bầu các bước nên làm tiếp theo. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nguy cơ cao, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tiếp theo như chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau.
Xét nghiệm Double test bao nhiêu tiền?
Hiện nay chi phí làm xét nghiệm Double test rất đa dạng, mức giá dao động từ 400.000 đồng – 800.000 đồng tùy theo cơ sở, trung tâm y tế bạn thực hiện.
Việc tầm soát sức khỏe thai sản là điều rất quan trọng không chỉ đối với sức khỏe cho mẹ mà còn cả thai nhi, vì vậy bạn hãy nên chú trọng đến chất lượng xét nghiệm hơn là chi phí thực hiện. Mẹ bầu gia đình có thể cân nhắc lựa chọn dịch vụ dựa trên một số tiêu chí như:
- Cơ sở vật chất hiện đại của trung tâm y tế.
- Đội ngũ kỹ thuật viên có nhiều năm kinh nghiệm.
- Sự tận tâm từ các chuyên gia trước – trong – sau khi xét nghiệm.
Làm xét nghiệm Double test ở đâu?
Vì là xét nghiệm không quá phức tạp nên mẹ bầu có thể thực hiện ở bất kỳ cơ sở y tế nào. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác bạn nên lựa chọn các bệnh viện, trung tâm có dịch vụ xét nghiệm chất lượng cao. Trong đó phải nhắc đến DNA TESTINGS là địa chỉ uy tín mà các mẹ bầu hoàn toàn có thể an tâm làm xét nghiệm sàng lọc thai nhi cũng như theo dõi sức khỏe định kỳ.
Với 2 địa chỉ làm xét nghiệm sàng lọc Double test bạn có thể thực hiện:
- Văn phòng Quận 3: Tầng 1, Tòa nhà LOYAL, 151-151 Bis Võ Thị Sáu, Phường Xuân Hòa, TP.HCM
- Văn phòng Bình Thạnh: Số 282 Chu Văn An, Phường Bình Thạnh, TP.HCM
Trung tâm DNA TESTINGS được đánh giá cao về năng lực xét nghiệm bởi sở hữu phòng Lab đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2022 và CAP, cùng với đội ngũ các chuyên gia di truyền hàng đầu qua đó sẽ mang lại kết quả chính xác, độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, trung có hệ thống văn phòng lấy mẫu rộng khắp trên toàn quốc mang đến sự tiện lợi và nhanh chóng giúp mẹ bầu không phải di chuyển quá xa, không phải chờ đợi quá lâu.
Để được tư vấn làm xét nghiệm Double test mẹ bầu có thể liên hệ trực tiếp đến số hotline 0938 232 900 để được hỗ trợ một cách chính xác nhất.