Hôi nách có di truyền không? 4 cách chữa hôi nách hiệu quả

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ: HỒ KIM CHÂU

Rất nhiều người thường thắc mắc về căn bệnh lạ mà quen – bệnh hôi nách. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng hôi nách gây nhiều khó khăn và phiền phức trong cuộc sống, khiến người mắc chứng hôi nách tự ti và ngại giao tiếp, ngại đến chỗ đông người. Vậy, bệnh hôi nách có di truyền không? Hay có cách nào chữa bệnh hôi nách không? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.

Hiểu đúng về bệnh hôi nách là gì?

Hôi nách gây ra bởi việc tăng tiết mồ hôi dưới cánh tay do sự bài tiết của các tuyến mồ hôi đầu tiết (apocrine gland). Kèm theo đó là một vài nguyên nhân khác tác động khiến mùi hôi xuất hiện với tần suất nhiều và nghiêm trọng. Mồ hôi thường chứa nhiều chất béo và protein nên khi cánh tay tiết mồ hôi khiến vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, phát triển làm cơ thể dễ có mùi hơn.

Hôi nách là gì

Có 2 loại tuyến mồ hôi trong da:

  • Tuyến eccrine: Xuất hiện khắp nơi trên cơ thể. Tiết chất lỏng trực tiếp trên bề mặt da.
  • Tuyến apocrine: Xuất hiện ở một số vị trí có nang lông như nách, bộ phận sinh dục, phần giữa hậu môn. Tiết ra chất nhờn chứa nhiều chất béo và protein nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

Cho nên, tuyến mồ hôi apocrine chính là nguyên nhân chính của bệnh hôi nách. Khi tuyến mồ hôi apocrine tiết mồ hôi ở những bộ phận như nách, mồ hôi sẽ đi qua nang lông rồi đẩy lên trên bề mặt. Những người mắc bệnh hôi nách sẽ có vùng da dưới cánh tay thường xuyên ẩm ướt, nhớt dính và những chất nhờn dính này là thức ăn của vi khuẩn, sau đó vi khuẩn lại thải ra 3-methyl-2-hexenoic acid và ammoniac gây mùi hôi khó chịu cho vùng da dưới cánh tay.

Khi cơ thể chịu tác động bởi những cảm xúc như căng thẳng, lo lắng hoặc tăng nhiệt độ thì tuyến apocrine sẽ tăng kích thước và hoạt động mạnh hơn do được điều khiển bởi hormone adrenaline. Do đó, với một số người dù không làm gì cả cũng xuất hiện mồ hôi gây khó chịu.

Đối tượng nào mắc bệnh hôi nách? Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi người, mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Tuy vậy, tuổi dậy thì sẽ có khả năng bị hôi nách nhiều hơn bởi sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là sự phát triển của tuyến mồ hôi apocrine (tuyến này làm nhiệm vụ điều tiết mồ hôi ở nách, cơ quan sinh dục và rốn).

Hôi nách có di truyền không?

Câu trả lời là . Bệnh hôi nách hoàn toàn có khả năng di truyền. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về vấn đề này cho rằng tỷ lệ di truyền của bệnh hôi nách khá lớn và không chỉ truyền qua 1 thế hệ mà có thể qua nhiều thế hệ khác nhau trong gia đình. Cho nên, dù bệnh nhân đã điều trị triệt để bệnh hôi nách không đồng nghĩa với việc con cái họ không mắc bệnh này.

Gen hôi nách nằm ở nhiễm sắc thể X, cho nên người mẹ mắc bệnh này thì tỷ lệ di truyền cho con trai con gái bằng nhau do người mẹ có cặp nhiễm sắc thể XX. Còn nếu bố mắc bệnh, khả năng di truyền cho con gái sẽ cao hơn con trai. Nếu cả bố mẹ cùng mắc bệnh, tỷ lệ di truyền là 80% và nếu chỉ có cha hoặc mẹ, tỷ lệ di truyền là 50%. Có khoảng 60% bệnh nhân hôi nách là do di truyền.

Tóm lại, hôi nách được xem là bệnh có tính di truyền. Tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng tới tinh thần, khiến người bệnh áp lực và tự tin trong cuộc sống. Dẫn đến tình trạng không muốn giao tiếp với mọi người gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Nguyên nhân gây ra hôi nách

Ngoài yếu tố di truyền, còn một số nguyên nhân khác gây hôi nách như thói quen sinh hoạt của bản thân, thói quen ăn uống, một số bệnh lý ảnh hưởng thậm chí là tuổi tác.

Thói quen sinh hoạt

Cơ thể mỗi người hằng ngày tiếp xúc rất nhiều vi khuẩn, cho nên nếu bạn không vệ sinh hay tắm rửa sạch sẽ tạo môi trường cực thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào để tạo mùi hôi.

Thói quen ăn uống

Rượu bia, chất kích thích, đồ ăn chứa gia vị nặng mùi như hành, tỏi, các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc một số đặc sản của các nước khác như cà ri Ấn Độ có thể gây ra hôi nách.

Bệnh lý

Một số bệnh như gan, thận, hệ tiêu hóa, tuyến giáp, viêm nhiễm hay bệnh phụ khoa. Đều có thể gây ra tình trạng hôi nách vì một số tác dụng phụ có thể gây đổ mồ hôi hoặc mùi khó chịu cho cơ thể.

Nguyên nhân bệnh lý gây ra hôi nách

Tuổi tác

Ở giai đoạn dậy thì của con người, tuyến mồ hôi phát triển mạnh nên dễ gây ra tình trạng có mùi. Ngoài ra, một số trường hợp khác cũng gia tăng việc kích thích hormone tạo mùi cơ thể như mang thai, tiền mãn kinh, nội tiết tố rối loạn.

4 cách điều trị hôi nách

Hiện nay, việc điều trị bệnh hôi nách không còn là khó khăn của nền y học. Người bệnh có thể chọn 1 trong các giải pháp điều trị như:

Điều trị hôi nách bằng thuốc

Bệnh nhân có thể dùng những loại thuốc có tác dụng giảm tiết mồ hôi trên hệ thần kinh giao cảm. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng vì có thể gây ra những tác dụng phụ đến sức khỏe.

Tiêm botox cũng được áp dụng cho bệnh nhân hôi nách, tuy có hiệu quả nhanh nhưng thời gian duy trì chỉ khoảng 6 tháng, sau đó bệnh nhân cần thực hiện lại nên khá tốn kém thời gian và tiền bạc.

Điều trị bệnh hôi nách bằng laser

Đây là giải pháp làm vón cục protein để không gây tiết nhiều chất nhờn, hạn chế tối đa tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Phương pháp này khá an toàn, hiệu quả và không gây đau hay chảy máu với bệnh nhân.

Phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi nách

Phương pháp nội soi cắt tuyến mồ hôi được nhiều người chọn lựa và áp dụng đối với bệnh hôi nách nghiêm trọng. Phương pháp này đơn giản, nhanh chóng nhưng tuyệt đối không thực hiện bừa bãi mà cần chọn cơ sở y tế uy tín, tin cậy để tránh được các biến chứng xảy ra cho sức khỏe sau phẫu thuật.

Cách điều trị hôi nách

Phương pháp dân gian chữa bệnh hôi nách

Ngoài những phương pháp điều trị tây y, nhiều bệnh nhân lựa chọn cách điều trị dân gian bằng những bài thuốc cây nhà lá vườn, bằng thực phẩm quen thuộc trong nhà bếp. Phương pháp này lành tính, an toàn nhưng thường có hiệu quả tạm thời, chỉ có tác dụng với bệnh nhân hôi nách không quá ngiêm trọng. Người bệnh có thể tham khảo những bài thuốc dân gian chữa hôi nách như:

  • Rượu trắng: Cho một ít rượu vào khăn sạch, sau đó lau nhẹ hai bên vùng da dưới cánh tay mỗi tuần 2-3 lần, thực hiện sau khi tắm rửa sạch sẽ.
  • Chanh tươi: Dùng nước chanh chà nhẹ nhàng lên vùng da dưới cánh tay, có thể cắt 1 miếng chanh và chà xát nhẹ nhàng khoảng 3-5 phút, thực hiện đều với hai vùng nách 2-3 lần/tuần để có hiệu quả tốt.
  • Cồn: Sử dụng khăn sạch chấm cồn sát khuẩn và lau sạch vùng da dưới cánh tay trước khi tắm 30 phút, sau đó tắm sạch lại với nước.
  • Rau diếp cá: Giã nhuyễn, dùng cả bã đắp vào vùng da dưới cánh tay và giữ khoảng 10-15 phút, sau đó lau lại bằng khăn sạch. Thực hiện liên tục 2-3 lần/tuần, khoảng 3-4 tuần sẽ thấy mùi hôi giảm hẳn.
  • Nước ép cà chua: Uống nước ép cà chua và những loại nước ép giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi rất có lợi với bệnh nhân có mùi hôi cơ thể, đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh hơn, tuyến mồ hôi cũng hoạt động ổn định hơn.
  • Phấn rôm: Chà xát vào vùng da dưới cánh tay mỗi ngày để hạn chế tiết mồ hôi, đồng thời giữ vùng nách luôn khô thoáng.
  • Baking Soda: hòa với 1 chút nước cốt chanh, sau đó dùng khăn nhúng hỗn hợp chùi nhẹ lên 2 bên nách, để khoảng 30 phút trước khi tắm lại bằng nước sạch, thực hiện 2-3 lần/tuần.

Cách điều trị hôi nách bằng phương pháp dân gian

Cách ngăn ngừa hôi nách

Vì một số thói quen ăn uống hay sinh hoạt hằng ngày ảnh hưởng đến tình trạng của cơ thể, gây tiết mồ hôi nhiều hơn, cho nên sau đây là các biện pháp ngăn ngừa hôi nách:

  • Tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Thường xuyên tắm rửa, đặc biệt là một số vùng dễ gặp mồ hôi như nách, vùng kín, … nên vệ sinh sạch sẽ.
  • Dùng lăn khử mùi hoặc sản phẩm khử mùi: các sản phẩm này có khả năng ngăn lượng mồ hôi tiết ra bằng cách chặn các lỗ chân lông tạm thời. Tuy nhiên, chất khử mùi không ngăn được việc đổ mồ hôi hoặc một số người có da nhạy cảm dễ bị kích ứng.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp mùi mồ hôi cơ thể nhẹ đi, không gây khó chịu. Tăng cường sử dụng rau xanh, hoa quả, … Hạn chế thực phẩm có mùi hoặc nhiều gia vị như tỏi, hành,…
  • Vệ sinh nách kỹ càng: Có thể cạo hoặc nhổ lông nách thật kỹ, để vùng này thoáng khí, ngăn ngừa mùi hôi cơ thể.

Trên đây là những chia sẻ về hôi nách có di truyền không? và một số phương pháp điều trị hôi nách. Hy vọng với thông tin này có thể giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh này và có thể ngăn ngừa một cách hiệu quả để có thể tự tin hơn khi giao tiếp với người khác và giữ vững tinh thần thoải mái trong cuộc sống.

>> Tham khảo thêm:

Tin Liên Quan

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân bao nhiêu tiền? Thực hiện ở đâu?
Xét nghiệm gen tiền hôn nhân bao nhiêu tiền? Thực hiện ở đâu?

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân là biện pháp tốt nhất để biết trước các vấn đề sức khỏe của cặp đôi để đảm bảo sức khỏe của thế hệ sau. Các cặp vợ chồng có thể phòng ngừa trước các bệnh lý về sinh sản, phát hiện sớm yếu tố gây ra vô sinh […]

Bệnh beta thalassemia: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Bệnh beta thalassemia: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Beta thalassemia là một căn bệnh di truyền khá phổ biến ở nước ta. Với người mắc phải bệnh beta-thalassemia ở thể nặng hoặc thể trung gian thì cần phải được chăm sóc y tế cả đời, gây những gánh nặng đến cho bản thân, gia đình và xã hội. Chi tiết hơn về bệnh […]

Bệnh alpha Thalassemia: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa
Bệnh alpha Thalassemia: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

Bệnh alpha thalassemia là một trong những căn bệnh di truyền khá phổ biến trên thế giới, là nguyên nhân chính gây thiếu máu, tan máu hàng đầu ở trẻ em. Alpha thalassemia là bệnh di truyền lặn ở trên nhiễm sắc thể thường, dấu hiệu đặc trưng của bệnh gây suy giảm hoặc thiếu […]

Tìm hiểu về chỉ số xét nghiệm tan máu bẩm sinh
Tìm hiểu về chỉ số xét nghiệm tan máu bẩm sinh

Chỉ số xét nghiệm tan máu bẩm sinh có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh tan máu, đây là căn bệnh di truyền phổ biến trên toàn thế giới. Bộ Y tế luôn khuyến khích các thai phụ nên thực hiện xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu thai kỳ để có […]

Ý Nghĩa 18 Chỉ Số Xét Nghiệm Công Thức Máu
Ý Nghĩa 18 Chỉ Số Xét Nghiệm Công Thức Máu

Xét nghiệm công thức máu 18 thông số là một trong những xét nghiệm máu giúp kiểm tra tổng thể sức khỏe cũng như phát hiện ra những điều bất thường dựa trên các chỉ số được phân tích thông qua các tế bào máu. Công thức máu đóng một vai trò hết sức quan […]

Danh sách 4 địa chỉ xét nghiệm ADN ở Huế uy tín, nhanh chóng
Danh sách 4 địa chỉ xét nghiệm ADN ở Huế uy tín, nhanh chóng

Xét nghiệm ADN đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học hiện đại. Bài viết này của DNA Testing – Trung tâm xét nghiệm ADN sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ứng dụng đa dạng của xét nghiệm ADN và đồng thời cung cấp gợi ý cho người dân tại Huế về […]

Hội chứng Jacobs XYY ở nam và những điều bạn nên biết
Hội chứng Jacobs XYY ở nam và những điều bạn nên biết

Hội chứng Jacobs (hội chứng siêu nam) là một loại đột biến di truyền ở nam giới. Trong đó có một bộ phận của tinh trùng chứa hai nhiễm sắc thể Y thay vì một nhiễm sắc thể Y như thông thường. Để tìm hiểu thêm về hội chứng Jacob XYY ở nam giới qua […]

Hội chứng Down (bệnh Đao): Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh
Hội chứng Down (bệnh Đao): Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh

Bệnh Down được biết đến là một hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể khá phổ biến hiện nay đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra khuyết tật cả về mặt thể chất lẫn tinh thần của người mắc bệnh. Cho đến hiện tại, hội chứng down vẫn chưa có phương pháp điều trị […]

Điện thoại

0938232900

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN




    Trung tâm xét nghiệm adn - DNA TESTINGS 0901323100

    VĂN PHÒNG HÀ NỘI:
    Tầng 2, 183 Trường Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội
    Giờ làm việc: 8:30 đến 18:00
    VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH:
    Tầng Trệt, Tòa nhà LOYAL 151 Võ Thị Sáu, P. Võ Thị Sáu, Q 3. TP.HCM.
    Giờ làm việc: 8:00 đến 17:30