Bệnh lý ung thư được hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó gen di truyền được xem là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng tỉ lệ mắc ung thư. Vậy trên thực tế bệnh ung thư có di truyền không? Có bao nhiêu loại ung thư di truyền thường gặp hiện nay mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé.
Các nguyên nhân hình thành nên ung thư
Ung thư được xem là một bệnh lý nguy hiểm với người mắc bệnh có tỉ lệ tử vong cao và do nhiều nguyên nhân cũng như các yếu tố nguy cơ gây nên.
Theo thống kê có khoảng 80% nguyên nhân mắc ung thư có thể xuất phát từ các yếu tố bên ngoài như khói thuốc lá, thực phẩm không vệ sinh, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, tác động môi trường… Việc hạn chế tiếp xúc các yếu tố này cũng như có chế độ sinh hoạt lành mạnh con người hoàn toàn có thể phòng tránh được các nguy cơ mắc phải một số bệnh ung thư.
Bên cạnh đó, ung thư được hình thành và phát triển trong cơ thể người còn bắt nguồn từ yếu tố nội tiết, đột biến gen, rối loạn di truyền sẽ khiến cho tính chất của tế bào bị thay đổi và sẽ hình thành nên tế bào ung thư ác tính.
Thông thường các tế bào mới trong cơ thể người sẽ tiến hành quá trình phân chia và sẽ thay thế các tế bào đã chết. Tuy nhiên, do đột biến gen một số tế bào sẽ không hoạt động theo hướng “lập trình” sẵn mà thay vào đó chúng sẽ phân chia và gia tăng nhanh chóng một cách bất thường. Các tế bào này sẽ xâm nhập và sẽ hình thành các khối u ác tính và sẽ tấn công phá hủy dần các cơ quan khác nhau trong cơ thể.
Bệnh ung thư có di truyền không?
Trên thực tế trong một gia đình có nhiều người bị ung thư có thể do ngẫu nhiên một phần là do cùng tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh hoặc là do di truyền. Theo thống kê, có khoảng 5 – 10% tỉ lệ mắc ung thư là do di truyền. Như vậy để trả lời cho câu hỏi bệnh ung thư có di truyền không là có.
Như chia sẻ ở trên, nguyên nhân gây nên ung thư một phần là do đột biến gen. Theo đó đột biến gen di truyền sẽ tồn tại trong trứng hoặc tế bào tinh trùng. Tế bào được hình thành từ trứng và tinh trùng sẽ tiến hành phân chia nhiều lần. Đột biến có thể sẽ xuất hiện ở trong mọi tế bào sau khi được phân chia và hoàn toàn có thể di truyền qua các thế hệ sau.
Ở mỗi người sẽ có 2 bản sao của mỗi gen, một nguồn gốc di truyền từ người bố và một từ người mẹ; đồng thời ở mỗi bản sao gen di truyền cho con cái với xác suất 50%. Trong trường hợp di truyền gen trội, cơ thể chỉ cần có 1 bản sao gen đột biến là đã gia tăng rủi ro bị ung thư. Còn đối với di truyền gen lặn thì cần có 2 bản sao gen đột biến thì mới hình thành nên nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, khả năng di truyền của các loại ung thư cũng sẽ không giống nhau. Tùy vào từng loại ung thư, thời gian khởi phát bệnh cũng khác nhau có thể trẻ, trung niên hoặc cao tuổi.
9 loại ung thư di truyền thường gặp
Bên cạnh câu hỏi bệnh ung thư có di truyền không thì những loại ung thư có thể di truyền cũng được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay có khoảng 9 loại ung thư được đánh giá là có khả năng di truyền cao và thường gặp phổ biến nhất phải kể đến:
Ung thư vú
Tỉ lệ của các thành viên trong gia đình nếu có bệnh nhân mắc ung thư vú sẽ cao gấp 3 lần so với bình thường; nếu 2 người mắc ung thư vú thì tỉ lệ sẽ tăng lên gấp 7 lần. Điều này xảy ra là do những người thân trong gia đình có thể di truyền đột biến gen ung thư vú, phổ biến nhất là đột biến BRCA1 hay BRCA2.
Ung thư buồng trứng
Có khoảng 20 – 25% ung thư buồng trứng xuất phát là do yếu tố di truyền. Vì vậy các thành viên nữ trong gia đình nếu có người mắc ung thư buồng trứng cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe của bản thân.
Ung thư đại trực tràng
Bệnh đa polyp đại trực tràng gia đình và ung thư đại trực tràng di truyền không polyp là 2 bệnh lý thường gặp nhất là do yếu tố di truyền gây nên.
Các đột biến này không chỉ làm tăng nguy cơ hình thành nên các khối u đường tiêu hóa mà còn là nguyên nhân sinh u tại nhiều cơ quan khác như tuyến tụy, tuyến giáp, gan, nội mạc tử cung… việc phát hiện sớm thành viên mang gen bệnh sẽ giúp có kế hoạch tầm soát định kỳ để có phương án điều trị phù hợp.
Ung thư nội mạc tử cung
Tỉ lệ mắc ung thư nội mạc tử cung do di truyền chiếm khoảng 5% và độ tuổi khởi phát ở những bệnh nhân thường trẻ hơn từ 10 – 20 tuổi so với độ tuổi trung bình của những bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung lẻ tẻ.
Ung thư tuyến tụy
Nguyên nhân trực tiếp của ung thư tuyến tụy không phải lúc nào cũng được xác định. Một số là do đột biến gen, cả di truyền và không di truyền đều có sự liên quan đến bệnh. Có khoảng 10% trường hợp ung thư tuyến tụy là do di truyền được gọi là ung thư di truyền tuyến tụy.
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh do di truyền, yếu tố này chiếm khoảng 5 – 10% trong tổng số ca ung thư tiền liệt tuyến. Sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt là do sự kết hợp của các gen chung và các yếu tố môi trường hoặc thói quen sinh hoạt hằng ngày.
Ung thư phổi
Thành viên trong gia đình nếu có người mắc phải ung thư phổi sẽ có nguy cơ di truyền bệnh gấp 1,51 lần so với người bình thường.
Ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp tuy không lây truyền nhưng có khả năng di truyền. Nếu trong cơ thể mang gen ung thư tuyến giáp thì gen ung thư có thể di truyền sang thế hệ sau.
Ung thư dạ dày
Người thân trong gia đình của bệnh nhân mắc phải ung thư dạ dày có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với người khác. Theo các chuyên gia, khả năng di truyền của ung thư dạ dày chiếm khoảng 5 – 10% chiếm tỉ lệ cao nhất là ung thư dạ dày lan tỏa di truyền đột biến này là một tính trạng trội trên nhiễm sắc thể thường với khả năng xâm nhập cao.
Xét nghiệm di truyền giúp tầm soát bệnh ung thư sớm
Việc sàng lọc, tầm soát ung thư di truyền là phương pháp giúp phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh một cách an toàn và chính xác hiện nay. Xét nghiệm tầm soát ung thư di truyền sẽ giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe, thể trạng và có thể phát hiện sớm các gen đột biến (nếu có) để có phương án điều trị thích hợp giúp ngăn chặn, phòng ngừa giảm thiểu tỉ lệ tử vong và tiết kiệm chi phí điều trị hơn.
Để thực hiện xét nghiệm tầm soát nguy cơ mắc ung thư di truyền đạt kết quả chính xác bạn nên lựa chọn các cơ sở xét nghiệm uy tín, chất lượng. DNA TESTINGS là một trong những trung tâm xét nghiệm ADN, gen di truyền với hơn 10+ năm kinh nghiệm làm việc luôn là địa chính đáng tin cậy dành cho mọi khách hàng.
- Hệ thống phòng Lab xây dựng đạt tiêu chuẩn ISO đặt tại TPHCM và Hà Nội.
- Đội ngũ là các chuyên gia hàng đầu trong ngành di truyền.
- Phân tích trên 97 gen, tầm soát 20 bệnh ung thư di truyền phổ biến hiện nay.
- Quy trình xét nghiệm đơn giản, nhanh chóng, độ chính xác cao.
Thông qua bài viết trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc cho các bạn về bệnh ung thư có di truyền không. Qua đây có thể thấy, ung thư là một loại bệnh lý nguy hiểm và một số loại ung thư có khả năng di truyền qua các thế hệ về sau. Việc sàng lọc phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh sẽ giúp bạn có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh một cách an toàn và chính xác.