Bệnh máu trắng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ: HỒ KIM CHÂU

Bệnh máu trắng đây là một căn bệnh được gọi là một dạng ung thư máu, bệnh thường liên quan tới các tế bào bạch cầu. Căn bệnh này thường xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tính mạng của người mắc phải. Chi tiết hơn về bệnh máu trắng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Chi tiết hơn mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.

Bệnh máu trắng là gì?

Máu trắng còn được gọi là bệnh bạch cầu cấp là một dạng ung thư máu, bao gồm những bộ phận như tủy xương và hệ thống bạch huyết. Hiện có khá nhiều bệnh máu trắng tồn tại.

Bệnh máu trắng thường liên quan đến các tế bào bạch cầu, với các tế bào bạch cầu này có khả năng kháng nhiễm trùng. Với những người bị bệnh máu trắng thì các tế bào bạch cầu này lại làm ngược đi khả năng đó khiến cho cơ thể bị nhiễm trùng cao hơn so với người bình thường.

Bệnh máu trắng là gì

Các dạng bệnh bạch cầu cấp

Bệnh bạch cầu gồm có 2 nhóm bạch cầu cấp dòng tủy (AML) và bạch cầu cấp dòng lympho (ALL). Bên cạnh đó còn có thêm một số nhóm bạch cầu hiếm khác, cụ thể như sau:

Bạch cầu dòng tủy

Dạng này người lớn gặp nhiều hơn so với trẻ nhỏ, đặc biệt là nam giới. Bệnh diễn biến một cách nhanh chóng với các biểu hiện lâm sàng như: gây sốt, khó thở, đau nhức xương khớp. Nguyên nhân chính gây bệnh có thể do tiếp xúc với bức xạ, hóa chất,…

Phương pháp điều trị chủ yếu được áp dụng cho các bệnh nhân máu trắng là hóa trị. Trong một số trường hợp cũng có thể áp dụng phương pháp ghép tủy xương.

Bạch cầu dòng lympho

Bạch cầu này thường hay xuất hiện ở trẻ em. Tuy nhiên ở những người lớn tuổi nhất là những người trên 65+ tuổi họ cũng có thể dễ mắc bệnh. Trẻ em khi mắc có tỷ lệ sống sót hơn 5 năm cao hơn so với người lớn với tỷ lệ là 85%.

Bạch cầu dòng lympho cấp tính sẽ được phân ra thành các nhóm nhỏ như:

  • Dòng lympho tế bào B cấp tính.
  • Dòng lympho tế bào T cấp tính.
  • Lymphoma Burkitt.
  • Bạch cầu chưa phân hóa cấp tính.

Các dạng bệnh bạch cầu cấp

Bạch cầu dòng lympho mạn tính

Bạch cầu này hay xảy ra ở hầu hết những người từ 55+ tuổi trở lên. Tuy nhiên, người trẻ cũng vẫn có khả năng mắc bệnh. Dạng này cũng thường hay gặp ở nam giới và ít khi xảy ra ở trẻ em. Bệnh nhân mắc phải bạch cầu dòng lympho mạn tính có tỷ lệ sống hơn 5 năm là 85%.

Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh máu trắng (bạch cầu)

Một số dấu hiệu, triệu chứng của bệnh máu trắng như:

  • Sự đông máu kém: Trong bệnh lý này do các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành lấn át tiểu cầu đóng vai trò quan trọng giúp đông máu. Điều này sẽ khiến cho bệnh nhân dễ bị bầm tím, chảy máu và khó lành. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị chảy máu ở những vị trí khác như: răng, mũi, tiểu ra máu, rong kinh (ở nữ), nặng hơn là xuất huyết não.
  • Dễ bị nhiễm trùng: Các tế bào bạch cầu đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đối phó với nhiễm trùng. Khi chúng bị ức chế hay hoạt động bị sai lệch bạn sẽ thường xuyên bị nhiễm trùng. Lúc đó, hệ miễn dịch sẽ tấn công vào những tế bào thông thường khác.
  • Gây sốt: Người bệnh thường sẽ bị sốt cao kéo dài liên tục với các phương pháp điều trị thông thường thì sẽ không thể hạ sốt được. Nguyên nhân do những tế bào giải phóng ra những chất trung gian hoặc do cơ thể bị suy giảm sức đề kháng.
  • Thiếu máu: Do số lượng bạch cầu có vấn đề tăng mạnh và ăn dần hồng cầu, điều này sẽ làm giảm hồng cầu sẽ gây ra tình trạng thiếu máu. Những biểu dễ dàng nhận thấy đó là khó khăn trong việc thở, da dẻ xanh xao, xanh nhạt, mệt mỏi… Ở trẻ nhỏ có dấu hiệu chậm lớn và các hoạt động thể chất hằng ngày bị giảm sút.

Tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh máu trắng

Một số yếu tố tác nhân dưới đây được xác định gây ra căn bệnh bạch cầu:

  • Bức xạ ion hóa nhân tạo.
  • Tiếp xúc với benzen và hóa dầu.
  • Tiền sử mắc bệnh ung thư.
  • Thường xuyên hút thuốc lá.
  • Di truyền.
  • Hội chứng Down.
  • Tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại, hóa chất,…

Tác nhân làm tăng nguy cơ bệnh máu trắng

Bị bệnh máu trắng sống được bao lâu?

Theo viện Ung thư Hoa Kỳ, nếu như người mắc bệnh máu trắng thích nghi tốt với các biện pháp chữa bệnh thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm khi mắc bệnh máu trắng (bạch cầu) sẽ rơi vào mức như sau:

Độ tuổi Tỷ lệ tử vong (%)
Dưới 20 2.2
20–34 2.6
35–44 2.4
45–54 5.5
55–64 12.6
65–74 23.1
75–84 30.0
>84 21.6

Để có thể trả lời chính xác người mắc bệnh máu trắng sống được bao lâu thì cũng rất khó. Bởi thời gian sống của người bệnh sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: Giai đoạn phát hiện bệnh, loại ung thư, tuổi bệnh nhân, bệnh đã di căn chưa, sức khỏe của người bệnh…

Bệnh máu trắng có chữa được không?

Với nền khoa học hiện đại, hiện nay đã có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh máu trắng như: xạ trị, hóa trị liệu, sử dụng tế bào đích, liệu pháp miễn dịch, cấy ghép tủy xương… Bên cạnh đó việc phát hiện biết bệnh càng sớm và có những biện pháp can thiệp điều trị kịp thời thì khả năng chữa khỏi sẽ càng cao.

Một số hình thức chữa bệnh máu trắng thường được áp dụng gồm:

Hóa trị liệu

Đây là hình thức điều trị chính để chữa trị căn bệnh máu trắng. Bác sĩ sẽ sử dụng các hóa chất để tiêu diệt đi các tế bào bệnh bạch cầu. Tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân sẽ có những dạng bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc uống hoặc truyền thuốc qua đường tĩnh mạch.

Bệnh máu trắng có chữa được không

Phương pháp xạ trị

Xạ trị sẽ sử dụng tia X hoặc các chùm năng lượng cao để làm tổn thương đi các tế bào bệnh bạch cầu để ngăn chặn sự phát triển của chúng. Bên cạnh đó, xạ trị còn có thể được sử dụng để chuẩn bị cho việc cấy ghép tủy xương. Liệu pháp xạ trị có thể được sử dụng trước khi bạn làm cấy ghép tế bào gốc.

Bệnh máu trắng điều trị bằng phương pháp xạ trị

Cấy ghép tủy xương

Là quá trình thay thế các tế bào gốc máu bất thường của một người bằng các tế bào gốc mới khỏe mạnh từ một người cho phù hợp, thường sẽ là những người có chung huyết thống. Sau khi thay thế phần tủy xương bị tổn thương đó nó sẽ kích thích sản sinh hồng cầu và ức chế đi sự gia tăng đột ngột của bạch cầu. Phẫu thuật này sẽ cho phép người nhận các tế bào gốc máu mới có thể sản xuất máu hiệu quả hơn.

Bệnh máu trắng điều trị bằng phương pháp cấy ghép tủy xương

Liệu pháp miễn dịch

Đây là một phương pháp trị liệu sinh học sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch sẽ chống lại được ung thư. Phương pháp điều trị này sẽ xoay quanh việc sử dụng các tế bào được tạo ra từ các sinh vật sống khác nhằm để cải thiện hoặc khôi phục các chức năng hệ thống miễn dịch.

Các phương pháp điều trị trên đều sẽ được các bác sĩ cân nhắc lựa chọn về những lợi ích và các rủi ro tiềm ẩn nhằm đưa một phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất với từng bệnh nhân khác nhau.

Bài viết trên đã cung cấp đến cho các bạn độc giả về bệnh máu trắng là gì? và cũng những thông tin liên quan khác đến căn bệnh này. Trung tâm xét nghiệm ADN – DNA TESTINGS luôn mong muốn mang đến cho độc giả thêm nhiều nguồn kiến thức mới nhất nhằm giúp cho bản thân thật mạnh khỏe để tận hưởng trọn vẹn cuộc sống!

>> Có thể bạn quan tâm:

Tin Liên Quan

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân bao nhiêu tiền? Thực hiện ở đâu?
Xét nghiệm gen tiền hôn nhân bao nhiêu tiền? Thực hiện ở đâu?

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân là biện pháp tốt nhất để biết trước các vấn đề sức khỏe của cặp đôi để đảm bảo sức khỏe của thế hệ sau. Các cặp vợ chồng có thể phòng ngừa trước các bệnh lý về sinh sản, phát hiện sớm yếu tố gây ra vô sinh […]

Bệnh beta thalassemia: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Bệnh beta thalassemia: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Beta thalassemia là một căn bệnh di truyền khá phổ biến ở nước ta. Với người mắc phải bệnh beta-thalassemia ở thể nặng hoặc thể trung gian thì cần phải được chăm sóc y tế cả đời, gây những gánh nặng đến cho bản thân, gia đình và xã hội. Chi tiết hơn về bệnh […]

Bệnh alpha Thalassemia: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa
Bệnh alpha Thalassemia: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

Bệnh alpha thalassemia là một trong những căn bệnh di truyền khá phổ biến trên thế giới, là nguyên nhân chính gây thiếu máu, tan máu hàng đầu ở trẻ em. Alpha thalassemia là bệnh di truyền lặn ở trên nhiễm sắc thể thường, dấu hiệu đặc trưng của bệnh gây suy giảm hoặc thiếu […]

Tìm hiểu về chỉ số xét nghiệm tan máu bẩm sinh
Tìm hiểu về chỉ số xét nghiệm tan máu bẩm sinh

Chỉ số xét nghiệm tan máu bẩm sinh có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh tan máu, đây là căn bệnh di truyền phổ biến trên toàn thế giới. Bộ Y tế luôn khuyến khích các thai phụ nên thực hiện xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu thai kỳ để có […]

Ý Nghĩa 18 Chỉ Số Xét Nghiệm Công Thức Máu
Ý Nghĩa 18 Chỉ Số Xét Nghiệm Công Thức Máu

Xét nghiệm công thức máu 18 thông số là một trong những xét nghiệm máu giúp kiểm tra tổng thể sức khỏe cũng như phát hiện ra những điều bất thường dựa trên các chỉ số được phân tích thông qua các tế bào máu. Công thức máu đóng một vai trò hết sức quan […]

Danh sách 4 địa chỉ xét nghiệm ADN ở Huế uy tín, nhanh chóng
Danh sách 4 địa chỉ xét nghiệm ADN ở Huế uy tín, nhanh chóng

Xét nghiệm ADN đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học hiện đại. Bài viết này của DNA Testing – Trung tâm xét nghiệm ADN sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ứng dụng đa dạng của xét nghiệm ADN và đồng thời cung cấp gợi ý cho người dân tại Huế về […]

Hôi nách có di truyền không? 4 cách chữa hôi nách hiệu quả
Hôi nách có di truyền không? 4 cách chữa hôi nách hiệu quả

Rất nhiều người thường thắc mắc về căn bệnh lạ mà quen – bệnh hôi nách. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng hôi nách gây nhiều khó khăn và phiền phức trong cuộc sống, khiến người mắc chứng hôi nách tự ti và ngại giao tiếp, ngại đến chỗ đông người. Vậy, bệnh hôi nách có […]

Hội chứng Jacobs XYY ở nam và những điều bạn nên biết
Hội chứng Jacobs XYY ở nam và những điều bạn nên biết

Hội chứng Jacobs (hội chứng siêu nam) là một loại đột biến di truyền ở nam giới. Trong đó có một bộ phận của tinh trùng chứa hai nhiễm sắc thể Y thay vì một nhiễm sắc thể Y như thông thường. Để tìm hiểu thêm về hội chứng Jacob XYY ở nam giới qua […]

Điện thoại

0938232900

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN




    Trung tâm xét nghiệm adn - DNA TESTINGS 0901323100

    VĂN PHÒNG HÀ NỘI:
    Tầng 2, 183 Trường Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội
    Giờ làm việc: 8:30 đến 18:00
    VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH:
    Tầng Trệt, Tòa nhà LOYAL 151 Võ Thị Sáu, P. Võ Thị Sáu, Q 3. TP.HCM.
    Giờ làm việc: 8:00 đến 17:30