Xét nghiệm ADN là một trong những phương pháp xét nghiệm giúp xác định các mối quan hệ huyết thống một cách chính xác giữa giữa 2 hay nhiều đối tượng tham gia. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người thắc mắc đặc ra câu hỏi liệu “xét nghiệm ADN có khi nào sai không“? Độ chính xác bao nhiêu %? Để giải đáp câu hỏi này mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của DNA TESTINGS nhé!
Xét nghiệm ADN là gì?
Trước khi giải đáp câu hỏi xét nghiệm ADN có khi nào sai không, trước tiên bạn cần phải hiểu rõ về loại xét nghiệm này là như thế nào.
Mỗi tế bào phân tử cấu tạo nên cơ thể con người đều có cấu trúc dạng xoắn (được gọi là nhiễm sắc thể). Ở người bình thường sẽ có 46 nhiễm sắc thể, gồm có 22 cặp nhiễm sắc thể (NST) thường và 2 nhiễm sắc thể giới tính. Trong đó, mỗi cặp NST đều được tạo thành là nhờ vào 1 bộ nhiễm sắc thể của người cha, 1 bộ nhiễm sắc thể của người mẹ. Do đó có thể gọi xét nghiệm ADN là xét nghiệm di truyền.
Có thể thực hiện xét nghiệm ADN với nhiều mục đích khác nhau như:
- Kiểm tra huyết thống cha – con, mẹ – con.
- Kiểm tra các mối quan hệ họ hàng như Cô, Dì, Chú, Bác.
- Giám định ADN hài cốt liệt sĩ.
- Xét nghiệm ADN thai nhi (không xâm lấn).
- Sàng lọc bệnh lý di truyền.
- Xét nghiệm ADN pháp lý: làm giấy khai sinh, nhập tịch, di dân…
Xét nghiệm ADN có khi nào sai không?
Theo các chuyên gia khẳng định rằng: Xét nghiệm ADN trong kiểm tra các mối quan hệ huyết thống có độ chính xác gần như tuyệt đối lên đến 99,99998%. Như vậy, tỷ lệ sai sót của phương pháp xét nghiệm này gần như bằng 0.
Trong một số trường hợp để giúp tăng độ chính xác hơn khi thực hiện xét nghiệm ADN, bên cạnh cung cấp mẫu thử của người con và người cha giả định ra thì bạn cũng có thể cung cấp thêm mẫu của người mẹ. Nếu bản đồ ADN của người con và người cha giả định trùng khớp với nhau trên tất cả các gen thì có khẳng định họ CÓ quan hệ huyết thống với độ chính xác 99,99998%. Ngược lại, nếu có sự chệnh lệch từ 2 gen trở lên thì có kết luận họ KHÔNG cùng quan hệ huyết thống với độ chính xác 100%.
Các nguyên nhân dẫn đến sai sót trong kết quả xét nghiệm ADN
Trên thực tế thì cũng có nhiều trường hợp đặc biệt dẫn đến nhầm lẫn trong việc thực hiện giám định ADN huyết thống. Dưới đây là một số những nguyên nhân phổ biến dẫn đến sai sót trong bảng kết quả xét nghiệm ADN như:
Quá trình thu mẫu sai, không đúng kỹ thuật
Có thể xét nghiệm ADN được trên nhiều mẫu khác nhau như: mẫu tóc (có chân tóc), mẫu móng tay/ móng chân, mẫu tế bào niêm mạc miệng, mẫu cuống rốn… Việc thu thập các mẫu xét nghiệm này nếu không đúng cách cũng quy trình bảo quản mẫu không được đảm bảo sẽ là nguyên chính dẫn đến kết quả bị sai sót.
Do sự đột biến locus STR
Có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng bất cứ locus STR nào cũng có thể bị đột biến. Tỷ lệ đột biến gen thông thường cũng khá thấp chỉ chiếm khoảng 1/1000 người tham gia. Việc đột biến gen của locus STR sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ảnh hưởng đến sự nhầm lẫn tính chỉ số quan hệ huyết thống PI.
Do hạn chế của bộ Kit xét nghiệm
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều cơ sở, trung tâm y tế vẫn còn sử dụng hệ thống trang thiết bị phòng lab chưa thật sự hiện đại. Việc kiểm tra ADN chỉ dựa trên 16 locus gen vẫn còn nhiều sự thiếu sót trong việc xác định tính chính xác khi kiểm tra huyết thống. Tại trung tâm DNA TESTINGS chúng tôi sử dụng bộ Kit xét nghiệm chuẩn, phân tích trên 25 locus theo tiêu chuẩn Quốc tế luôn đảm bảo tính chính xác một cách tuyệt đối nhất.
Do nguyên nhân bởi kỹ thuật
Trường hợp này cũng không thể không bỏ qua, nguyên nhân một phần bởi do nhân viên kỹ thuật y tế vô tình làm hỏng mẫu hay để nhầm lẫn mẫu với các mẫu sinh phẩm khác. Nếu nồng độ muối tăng cao bất thường sai sót trong quá trình phân tích ADN cũng có thể dẫn đến sai sót.
Làm sao để tránh sai sót khi xét nghiệm ADN?
Để tránh gặp phải những trường hợp sai sót khi thực hiện xét nghiệm ADN bạn cần lưu ý một số những điều quan trọng sau đây.
- Cẩn thận trong quá trình thu, nhận mẫu và bảo quản mẫu xét nghiệm đúng quy cách. Đặc biệt với những trường hợp khách hàng tự thu thập mẫu tại nhà.
- Lựa chọn những cơ sở, trung tâm xét nghiệm ADN uy tín, có độ thẩm quyền cao bởi các chuyên gia và trang thiết bị máy móc hiện đại.
- Sử dụng bộ Kit xét nghiệm đạt chuẩn.
- Có đội ngũ kỹ thuật, tư vấn viên tư vấn giải đáp hướng dẫn chi tiết.
Trường hợp này cũng không thể không bỏ qua, nguyên nhân một phần bởi do nhân viên kỹ thuật y tế vô tình làm hỏng mẫu hay để nhầm lẫn mẫu với các mẫu sinh phẩm khác. Nếu như nồng độ muốn tăng cao bất thường sai sót trong quá trình phân tích ADN cũng có thể dẫn đến sai sót.
Hy vọng với những thông tin chia sẽ trên đây sẽ phần nào đã giải đáp được cho các bạn về thắc mắc “xét nghiệm ADN có khi nào sai không“? cũng như một số thông tin liên quan. Nếu như bạn có thắc mắc nào liên quan có thể liên hệ trực tiếp đến DNA TESTINGS để được tư vấn hỗ trợ một cách tốt nhất nhé.
>> Có thể bạn quan tâm: Xét nghiệm ADN cần những gì? Giải đáp chi tiết từ A – Z