Sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O giữa cha mẹ và con cái

BS. Hồ Kim Châu

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Tiến Sĩ, Bác sĩ: HỒ KIM CHÂU

Di truyền nhóm máu ở người là một chủ đề khá thú vị và quan trọng, giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về sự kế thừa các đặc tính sinh học từ cha mẹ. Ngoài ra, mỗi một nhóm máu (A,B,AB, và O) chúng đều có những đặc tính riêng liên quan đến khả năng cho hoặc nhận máu trong truyền máu và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhóm máu là gì?

Cơ thể của con người chứa khoảng 4 – 6 lít máu, máu và các loại tế bào khác trong huyết tương như: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương.

Huyết tương chứa các protein và muối. Chính vì sự kết hợp của các phân tử protein trong máu sẽ tạo nên kháng nguyên, kháng thể, từ đó giúp ta có thể phân biệt được nhóm máu giữa các cá thể. Kháng thể nằm trong huyết tương trong khi kháng nguyên được tìm thấy trên bề mặt của hồng cầu.

Hiện có hơn 33 hệ thống nhóm máu khác nhau nhưng hệ thống nhóm máu ABO và hệ thống Rh (Rh+ và Rh-) là hai hệ thống nhóm máu phổ biến nhất. Khi kết hợp lại, hai hệ thống nhóm máu này sẽ tạo ra 8 nhóm máu cơ bản bao gồm: A+, A-, B+, B-, AB+, AB-, O+, O-.

ở người có 8 nhóm máu

Tìm hiểu về sự di truyền nhóm máu

Nhóm máu có di truyền không?

Nhóm máu có thể được di truyền. Nhưng điều này sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm việc gen quyết định nhóm máu là trội hay lặn. Con cái có thể có cùng nhóm máu với bố mẹ nhưng cũng có trường hợp khác biệt, tùy vào sự kết hợp của các gen.

Sự kết hợp giữa các gen của bố và mẹ sẽ tạo ra nhóm máu mới, khác biệt ở cả 2 người. Do đó không phải lúc nào bố mẹ mang nhóm máu A con sinh ra cũng sẽ mang nhóm máu A.

Trong quá trình thụ tinh, bộ gen của thai nhi tạo nên bởi sự kết hợp từ một nữa bộ nhiễm sắc thể của người cha và một nữa từ người mẹ. Gen trên mỗi nhiễm sắc thể sẽ quyết định đặc điểm của cá thể, bao gồm cả nhóm máu.

Theo di truyền học, nhóm máu được quy định bởi sự kết hợp của các gen mang đặc tính trội hoặc lặn. Các tổ hợp gen khác nhau sẽ tạo nên nhóm máu riêng biệt cho từng cá thể và việc nhóm máu có di truyền hay không sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào các gen này.

nhóm máu có thể có di truyền

Cơ chế di truyền của nhóm máu A, B, AB và O

Mỗi người con khi sinh ra sẽ được thừa hưởng một gen từ bố và một gen từ mẹ, tạo nên một cặp gen hoàn chỉnh để quyết định nhóm máu. Nhóm máu của cha mẹ và con có sự liên hệ mật thiết với nhau qua cơ chế di truyền.

Có 2 hệ thống chính trong việc di truyền nhóm máu gồm:

  • Hệ thống ABO: Một người có thể thừa hưởng gen A từ người cha hoặc mẹ và gen B từ người còn lại, dẫn đến nhóm máu di truyền sẽ là AB. Nếu nhận được 2 gen O từ người cha và mẹ, người đó sẽ có nhóm máu O.
  • Hệ thống Rh: Rh được biết đến là kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu, nếu có kháng nguyên này thì máu sẽ là Rh+, nếu không có thì là Rh-. Yếu tố Rh cũng được di truyền từ cha mẹ và sẽ ảnh hưởng đến việc con có Rh+ hoặc Rh-.

Vì sao con cái không cùng nhóm máu với bố mẹ?

Nhóm máu của con được quyết định bởi gen di truyền từ cả bố và mẹ

Theo di truyền học, khi thụ tinh – một nữa bộ nhiễm sắc thể của người bố sẽ được kết hợp với một nữa bộ nhiễm sắc thể của người mẹ để tạo thành một bộ nhiễm sắc thể hoàn chỉnh cho con. Trên các nhiễm sắc thể này sẽ có rất nhiều gen quyết định các đặc điểm di truyền như nhóm máu, màu da, màu tóc…

Nhóm máu được xác định qua sự kết hợp giữa các gen mang tính trạng trội hoặc lặn. Vì vậy, các tổ hợp gen này có thể tạo nên một nhóm máu cụ thể nào đó hoàn toàn ngẫu nhiên. Do đó nhóm máu của con sẽ còn phụ thuộc vào sự kết hợp giữa các gen từ bố mẹ và không phải lúc nào cũng giống với bố mẹ.

Tùy vào sự kết hợp của các gen, con có thể mang cùng nhóm máu với bố hoặc mẹ thậm chí có nhóm máu khác hoàn toàn. Khi các gen từ bố và mẹ kết hợp chúng có thể tạo ra nhóm máu của con khác với cả hai. Đây cũng là lý do vì sao con cái không nhất thiết phải có cùng nhóm máu với bố mẹ.

nhóm máu được quyết định bởi gen di truyền

Nhóm máu của con cái có thể khác với bố mẹ

Nhóm máu được di truyền từ bố mẹ, mỗi người con sẽ nhận được một gen từ người cha và một từ người mẹ để tạo thành một cặp gen hoàn chỉnh. Do đó nó có sự liên kết chặt chẽ giữa nhóm máu của bố mẹ và con cái. Dựa trên nhóm máu của cha mẹ ta có thể dự tính được nhóm máu của con.

Ví dụ: Nếu bố có nhóm máu A và mẹ có nhóm máu B, con sinh ra có thể mang nhóm máu A, B, AB hoặc O. Nếu bố có nhóm máu A và mẹ có nhóm máu O, con có thể có nhóm máu A hoặc O. Trường hợp bố có nhóm máu A và mẹ có nhóm máu AB, con có thể có nhóm máu A, B hoặc AB.

Khi cả bố và mẹ đều mang nhóm máu O, con cái của họ sẽ chỉ có khả năng mang nhóm máu O. Nếu con mang nhóm máu khác thì khả năng cao người con đó không phải con của cặp bố mẹ này. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng chính xác tuyệt đối.

Nhóm máu của con không phải lúc nào cũng giống với bố mẹ, do ảnh hưởng của các tính trạng trội và lặn của gen. Điều này cũng đúng trong trường hợp các anh chị em trong gia đình.

Theo quy luật di truyền của Mendel, sự kết hợp nhóm máu từ bố mẹ có thể dẫn đến các nhóm máu khác nhau ở con cái của họ. Do đó, trong gia đình nếu có nhiều con thì mỗi đứa trẻ có thể có nhóm máu khác nhau và điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, cũng có khả năng nhóm máu của các con cùng nhóm máu với bố mẹ của chúng.

Xác định huyết thống dựa trên nhóm máu

Phương pháp xác định huyết thống qua nhóm máu cũng được nhiều người áp dụng để xác định mối quan hệ huyết thống. Tuy nhiên, đây chỉ cách tham khảo chỉ có xét nghiệm ADN là chính xác và khoa học nhất. Sự kết hợp của các gen sẽ quyết định nhóm máu chỉ hỗ trợ trong việc dự đoán nhóm máu của con cái dựa trên nhóm máu của bố mẹ. Phương pháp này được ứng dụng nhiều trong y học, đặc biệt liên quan đến truyền máu và thai sản.

Cách xác định nhóm của con và cha thông qua nhóm máu của cha mẹ:

  • Dựa trên nhóm máu của cha mẹ: Nếu cha mẹ đều mang nhóm máu O, con sinh ra sẽ mang nhóm máu O. Nếu con sinh ra mang nhóm máu khác, điều này cho thấy có sự khác biệt trong sự di truyền.
  • Dựa trên nhóm máu của mẹ và con: Nếu biết được nhóm máu của mẹ và con ta có thể suy ra được nhóm máu của cha.

Sự di truyền nhóm máu có thể hỗ trợ trong việc xác định quan hệ huyết thống, nhưng đây không phải là phương pháp chính xác tuyệt đối. Nhóm máu chỉ là yếu tố tương đối do đó không thể sử dụng cho các mục đích pháp lý để khẳng định mối quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con.

Vì vậy nếu dựa vào nhóm máu để suy đoán mối quan hệ huyết thống là không hoàn toàn chính xác và không thể thay thế cho xét nghiệm ADN trong việc xác định mối quan hệ huyết thống.

Kết luận, di truyền nhóm máu được tuân thủ theo quy luật gen từ cha mẹ chủ yếu qua hệ thống nhóm máu ABO và Rh. Việc hiểu rõ về sự di truyền của nhóm máu không chỉ giúp cho chúng ta dự đoán được nhóm máu của con cái mà còn có vai trò quan trọng trong y học, đặc biệt là truyền máu và cấy ghép tạng.

Tin Liên Quan

Xét nghiệm ADN bao nhiêu tiền? Bảng giá xét nghiệm ADN 2025
Xét nghiệm ADN bao nhiêu tiền? Bảng giá xét nghiệm ADN 2025

Làm xét nghiệm ADN bao nhiêu tiền là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi có nhu cầu muốn kiểm tra ADN huyết thống hoặc phục vụ trong các mục đích khác. Bài viết dưới đây, DNA TESTINGS sẽ cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về giá xét nghiệm ADN và […]

Chọc ối xét nghiệm ADN là gì? Có ảnh hưởng thai nhi không
Chọc ối xét nghiệm ADN là gì? Có ảnh hưởng thai nhi không

Chọc ối xét nghiệm ADN được xem là một phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi trước sinh được rất nhiều mẹ bầu tìm kiếm lựa chọn khi có ý định muốn kiếm tra mối quan hệ huyết thống cha con trước sinh. Để hiểu rõ hơn chọc ối xét nghiệm ADN là gì? Phương […]

Nhiễm sắc thể Y là gì? Ứng dụng trong xác định quan hệ huyết thống
Nhiễm sắc thể Y là gì? Ứng dụng trong xác định quan hệ huyết thống

Nhiễm sắc thể Y (NST Y) được biết đến là một trong hai nhiễm sắc thể giới tính ở người, bên cạnh là NST X, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định giới tính nam. Nam giới có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y, trong khi […]

Tuổi thọ của người bị bệnh Thalassemia thể nhẹ là bao lâu?
Tuổi thọ của người bị bệnh Thalassemia thể nhẹ là bao lâu?

Thalassemia là chứng bệnh liên quan đến sự bất thường gen di truyền gây ra. Bệnh biểu hiện ở nhiều mức độ nặng, nhẹ khác nhau nếu không điều trị sớm và tích cực sẽ có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vấn đề được rất nhiều người quan tâm đó là tuổi thọ của […]

Xét nghiệm di truyền là gì, các loại xét nghiệm di truyền học
Xét nghiệm di truyền là gì, các loại xét nghiệm di truyền học

Xét nghiệm di truyền có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện ra các bệnh di truyền liên quan đến kiểu gen, đột biến gen, nhiễm sắc thể và còn được sử dụng trong các mục đích y học khác. Để hiểu rõ hơn về xét nghiệm này và các loại xét nghiệm […]

Chồng đi xét nghiệm ADN xác định huyết thống cha – con cần cung cấp thông tin gì?
Chồng đi xét nghiệm ADN xác định huyết thống cha – con cần cung cấp thông tin gì?

Người chồng đi xét nghiệm ADN mục đích không chỉ để kiểm tra mối quan hệ huyết thống với con cái mà kết quả xét nghiệm ADN này còn được sử dụng trong các thủ tục pháp lý. Vậy để làm xét nghiệm ADN huyết thống cha – con thì người cha cần cung cấp […]

Locus là gì? Tổng quan về locus gen trong sinh học
Locus là gì? Tổng quan về locus gen trong sinh học

Nói đến di truyền chúng ta thường hay nghĩ đến gen. Ở mỗi gen đều có một “địa chỉ riêng” và locus gen là vị trí cụ thể, cố định của một gen hoặc một đoạn ADN nhất định trên một nhiễm sắc thể. Locus chính là “địa chỉ nhà” của gen sẽ cho chúng […]

Xét nghiệm ADN bằng móng tay để xác định huyết thống
Xét nghiệm ADN bằng móng tay để xác định huyết thống

Móng tay là một trong những mẫu xét nghiệm ADN được rất nhiều người sử dụng để xác định quan hệ huyết thống bởi có độ chính xác cao, dễ dàng thu thập. Vậy xét nghiệm ADN bằng móng tay có chính xác không? Chi phí thực hiện bao nhiêu mời các bạn cùng theo […]

Điện thoại

0938232900

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN




    Trung tâm xét nghiệm adn - DNA TESTINGS 0901323100

    VĂN PHÒNG HÀ NỘI:
    Tầng 2, 183 Trường Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội
    Giờ làm việc: 8:30 đến 18:00
    VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH:
    Tầng 1, Tòa nhà LOYAL, 151-151 Bis Võ Thị Sáu, Phường Xuân Hòa, TP. HCM.
    Giờ làm việc: 8:00 đến 17:30