Mặc dù phương pháp xác định huyết thống qua nhóm máu có thể dự đoán được khả năng về mối quan hệ huyết thống nhưng độ chính xác rất thấp do đó không được chấp nhận cho mục đích pháp lý. Để hiểu rõ hơn vấn đề này mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.
Phân loại nhóm máu
Cơ thể người chứa khoảng 4 – 6 lít máu. Máu được hình thành từ các loại tế bào khác nhau trong huyết tương, bao gồm: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương.
Các protein và muối kết hợp tạo thành huyết tương. Sự kết hợp của các phân tử protein trong máu sẽ tạo ra kháng nguyên và kháng thể và cũng là cơ sở để xác định nhóm máu, tạo nên sự khác nhau giữa máu người này và máu của người khác. Kháng thể có trên huyết tương và các kháng nguyên sống trên bề mặt của các tế bào hồng cầu.
Về cơ bản, các nhóm máu hiện được phân thành 2 hệ chính là ABO và hệ Rh+ (dương tính) hoặc Rh- (âm tính). Khi hai nhóm máu này kết hợp lại với nhau lại chia ra thành 8 nhóm máu cơ bản đó là: A+, A-, B+, B-, AB+, AB-, O+, O-.
Nhóm máu chỉ có thể xác định huyết thống mang tính tương đối
Như chia sẽ ở trên, ở người có 4 nhóm máu chính là A, B, O và AB trong hệ nhóm máu ABO. Trong quan hệ huyết thống, máu được di truyền theo quy luật Mendeleev. Không thể dựa vào nhóm máu A, B, O để xác định mối quan hệ huyết thống giữa hai hay nhiều người.
Lý giải cho điều này là bởi việc quy định nhóm máu do hai gen mang tính trạng trội là alen IA, alen IB và một gen mang tính trạng lặn là alen IO đảm nhiệm. Người mang nhóm máu A được quy định bởi các kiểu gen IAIA , IAIO, nhóm máu B được quy định bởi các kiểu gen IBIB, IBIO, nhóm máu O được quy định bởi kiểu gen IOIO, nhóm máu AB được quy định bởi kiểu gen IAIB. Do đó, sự kết hợp giữa người bố mang nhóm máu A và người mẹ mang nhóm máu B có thể sinh con ra mang nhóm máu AB.
Tính tương đối của việc dựa vào nhóm máu để xác định huyết thống giữa người cha (mẹ) và con sẽ được minh hoa qua các trường hợp kết hợp các nhóm máu qua ví dụ minh họa dưới đây:
Theo đó, nếu bố mang nhóm máu A kết hợp với mẹ nhóm máu B người con có thể sẽ mang nhóm máu A, B, AB, O. Hay bố mang nhóm máu A kết hợp người mẹ mang nhóm O thì người con có nhóm máu A, O…
Tương tự nếu người mẹ có nhóm máu AB, con có nhóm máu A thì bố của đứa bé có thể mang 1 trong 4 nhóm máu bất kỳ trong hệ nhóm máu… Vì vậy, việc xác định quan hệ huyết thống cha (mẹ) – con theo nhóm máu trong trường hợp này là không chính xác.
Từ những dẫn chứng trên có thể thấy nếu chỉ dựa vào nhóm máu để xác định huyết thống là sẽ không chính xác và không đủ căn cứ để kết luận. Do đó, kết quả chỉ mang tính chất tương đối.
Xác định huyết thống qua nhóm máu có được công nhận không?
Xưa kia khi mà nền y học chưa phát triển mạnh thì việc dựa vào nhóm máu để xác định huyết thống đã được áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra huyết thống qua nhóm máu thời xưa thực hiện cũng đã gây ra nhiều sai lầm bởi độ chính xác không cao và thiếu khoa học để xác định chính xác.
Ngày này với sự phát triển mạnh mẽ của y học đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học thì việc xác định huyết thống qua nhóm máu được xem là thiếu căn cứ và không được pháp luật công nhận. Thay vào đó, xét nghiệm ADN chính là phương pháp xác định huyết thống chính xác nhất với tỷ lệ đạt 99,999%. Kết quả xét nghiệm ADN hành chính được cấp tại các trung tâm có giấy phép sẽ được pháp luật công nhận và được sử dụng như một văn bản có giá trị pháp lý.
Như vậy việc xác định huyết thống qua nhóm máu là không chính xác, kết quả chỉ mang tính chất tương đối nên không có giá trị trong các thủ tục hành chính pháp lý. Chỉ có xét nghiệm ADN mới giúp xác định huyết thống một cách chính xác và có độ tin cậy cao.
>> Xem thêm: 8 đặc điểm di truyền từ bố sang con mà bạn nên biết