Xét nghiệm PLGF trong tiền sản giật 3 tháng đầu thai kỳ

BS. Hồ Kim Châu

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Tiến Sĩ, Bác sĩ: HỒ KIM CHÂU

Tiền sản giật là một trong những tai biến y khoa rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Nhằm giảm thiểu các tác động xấu của tiền sản giật các nhà khoa học đã nhận thấy sự biến đổi nồng độ của yếu tố tân tạo mạch (PLGF) và yếu tố kháng tân tạo mạch máu (sFlt-1) diễn ra khá sớm trước khi xuất hiện các triệu chứng của tiền sản giật. Việc thực hiện xét nghiệm PLGF này sẽ giúp bác sĩ có thể chẩn đoán được thai phụ liệu có triệu chứng tiền sản giật hay không một cách chính xác.

PLGF là gì?

PLGF (tên khoa học Placental Growth Factor) là yếu tố tăng trưởng bánh nhau thuộc trong nhóm tăng trưởng mạch máu nội mô. Protein này xuất hiện chủ yếu ở nhau thai và được tổng hợp trong các nhung mao nguyên bào nuôi. Ngoài ra, PLGF còn xuất hiện ở các mô khác với nồng độ thấp như tim, phổi, tuyến gián, gan và cơ xương.

Gen PLGF của người sẽ nằm trên nhiễm sắc thể 14q14 và được mã hóa 4 đồng phân của PLGF (PLGF-1,2,3,4). Trong đó, PLGF-1 và PLGF-2 là những dạng thường gặp phổ biến nhất trong thai kỳ.

PLGF có vai trò trong tăng tân tạo mạch máu. Xét nghiệm PLGF (kết hợp với sFlt-1) được chỉ định thực hiện trong việc chẩn đoán sớm và chẩn đoán phân biệt tiền sản giật.

Mục đích của karyotyp test

PLGF và tiền sản giật

Trong bệnh lý tiền sản giật, các nhung bào của nguyên bào nuôi bị suy giảm khả năng xâm nhập vào các động mạch xoắn của bánh nhau và sẽ làm cho bánh nhau bị thiếu máu cục bộ. Để phản ứng lại kịp thời tình trạng thiếu oxy thì bánh nhau tăng sản sinh ra các yếu tố gây ra tình trạng rối loạn chức năng nội mô trong đó có sFlt-1 (một chất kháng tạo mạch).

PLGF kết hợp với sFlt-1 và ngăn cản sự gắn kết bình thường của PLGF với receptor mFlt-1. Hiện tượng này sẽ dẫn đến nồng độ PLGF giảm thấp trong suốt thai kỳ và có những ảnh hưởng nghiêm trọng trong quá trình phát triển của nhau thai.

Một số nghiên cứu cho thấy, nồng độ PLGF thấp sẽ làm giảm tính thấm mạch máu, giảm chức năng nội mô, ảnh hưởng đến hình thành, tăng sinh các tế bào ống nội mô và ngoại mạch máu thai nhi. Điều này sẽ dẫn đến sự giảm phân nhánh các mạch máu và hạn chế một lượng máu lưu thông tới nhau thai dẫn đến thai nhi chậm phát triển.

PLGF trong việc tầm soát tiền sản giật quý 1 thai kỳ

Hiện nay, xét nghiệm PLGF được xem là bước tiến to lớn trong lĩnh vực sinh hóa có vai trò quan trọng trong việc tầm soát tiền sản giật quý 1 thai kỳ. Đối với thai phụ có nguy cơ cao tiền sản giật hoặc đang trong quá trình khởi phát tiền sản giật có nồng độ PLGF trong huyết thanh giảm trong suốt thời gian thai kỳ.

xét nghiệm plgf trong tiền sản giật

Trong xét nghiệm tiền sản giật trong 3 tháng đầu thai kỳ dựa vào PLGF, độ phát hiện là 72% cho tỉ lệ dương tính giả khoảng 10%. Nhưng khi kết hợp với các yếu tố khác như tiền sử thai phụ, chỉ số xung động mạch tử cung (UTPi) và huyết áp động mạch trung bình (MAP) thì sẽ làm tăng độ phát hiện lên 90%.

Ở phụ nữ bình thường, nồng độ PLGF và sFlt-1 sẽ thay đổi qua các giai đoạn của tuổi thai như sau: PLGF tăng dần và đạt đỉnh điểm ở giai đoạn giữa thai kỳ rồi giảm dần cho đến trước khi sinh, còn SFlt-1 thì sẽ tương đối ổn định ở đầu thai kỳ và sẽ tăng lên ở cuối thai kỳ.

Với những thai phụ có nguy cơ tiền sản giật thì nồng độ sFlt-1 lại tăng trong máu thai phụ, ngược lại nồng độ PLGF lại giảm so với thai phụ bình thường có tuổi thai tương ứng. Do đó có thể xác định lượng nồng độ PLGF, sFlt-1 và tỷ số sFlt-1/PLGF để có thể chẩn đoán tiền sản giật từ tuần 12 thai kỳ (tức là có thể phát hiện được tiền sản giật ngay từ khi mang thai 3 tháng đầu).

Xét nghiệm PLGF ở đâu? Bao nhiêu tiền?

Việc tìm ra mối liên hệ giữa PLGF và sFlt-1 trong tiền sản giật có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết. Giờ đây các thai phụ hoàn toàn có thể phát hiện sớm tiền sản giật để có những phương án điều trị kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra gây nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi.

Với mong muốn mang đến cho những thai phụ có được một sức khỏe toàn diện, an toàn cho mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai và sinh nở. DNA TESTINGS với cơ sở trang thiết bị hiện đại, phòng Lab xây dựng đạt tiêu chuẩn ISO cùng với đội ngũ là các chuyên gia hàng đầu trong ngành di truyền đã triển khai các dịch vụ xét nghiệm dành riêng cho thai phụ trong việc sàng lọc phát hiện sớm tiền sản giật.

Gói xét nghiệm PLGF giúp tầm soát phát hiện nguy cơ tiền sản giật ở thai phụ có giá 1.200.000 đồng, sử dụng mẫu máu (EDTA 2ml) và có kết quả từ  8 – 10 ngày.

Quý khách nếu như có nhu cầu cần tư vấn, đặt lịch làm xét nghiệm PLGF có thể liên hệ trực tiếp đến số Hotline 0938 232 900 để được chuyên viên tư vấn hỗ trợ một cách tốt nhất.

>> Xem thêm: Xét nghiệm Thinprep là gì? Ứng dụng trong sàng lọc ung thư cổ tử cung

Tin Liên Quan

Xét nghiệm Double test là gì? Chi phí và bao lâu thì có kết quả
Xét nghiệm Double test là gì? Chi phí và bao lâu thì có kết quả

Khi được bác sĩ chỉ định làm Double test thì có nhiều mẹ bầu (nhất là những thai phụ mang thai lần đầu) vẫn chưa hiểu về xét nghiệm Double test là gì? Tại sao cần phải thực hiện và chi phí bao nhiêu? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó […]

Xét nghiệm QF-PCR trong chẩn đoán dị tật thai nhi trước sinh
Xét nghiệm QF-PCR trong chẩn đoán dị tật thai nhi trước sinh

Dị tật thai nhi là một trong những khiếm khuyết trên cơ thể mà bé có thể mắc phải khi đang còn trong bụng mẹ, đôi khi phải đợi bé sinh ra mới có thể nhận biết được. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của y học, các bậc cha mẹ hoàn toàn […]

Xét nghiệm Karyotype là gì? Chi phí thực hiện bao nhiêu tiền?
Xét nghiệm Karyotype là gì? Chi phí thực hiện bao nhiêu tiền?

Với những phụ nữ có tiền sử sảy thai nhiều lần hoặc có nguy cơ cao gặp các bất thường trong thai kỳ thì sẽ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm Karyotype. Trong quá trình mang thai, mẹ và thai nhi có thể gặp một số nguy cơ bất thường nên Karyotype test […]

Xét nghiệm gen đông máu (Thrombophilia) và chi phí thực hiện
Xét nghiệm gen đông máu (Thrombophilia) và chi phí thực hiện

Với những phụ nữ chuẩn bị mang thai và từng bị tiền sản giật, sảy thai liên tiếp hay thai kém phát triển thì nên thực hiện làm xét nghiệm gen đông máu. Thông qua xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện sớm những bất thường để có những biện pháp đảm bảo cho thai […]

Điện di huyết sắc tố (Hemoglobin-Hb) trong sàng lọc Thalassemia
Điện di huyết sắc tố (Hemoglobin-Hb) trong sàng lọc Thalassemia

Điện di huyết sắc tố là một xét nghiệm máu nhằm mục đích phát hiện các thành phần huyết sắc tố (Hemoglobin-Hb) bình thường hay bất thường và để kiểm tra xem nồng độ của chúng là bao nhiêu. Xét nghiệm này có vai trò quan trọng trong sàng lọc và chẩn đoán bệnh lý […]

Nuôi cấy bệnh phẩm, định danh và kháng sinh đồ
Nuôi cấy bệnh phẩm, định danh và kháng sinh đồ

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật xét nghiệm giúp xác định tác nhân vi khuẩn gây nhiễm trùng. Song xét nghiệm nuôi cấy, định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ vẫn là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán căn nguyên gây nhiễm khuẩn. Thông qua phương pháp này sẽ giúp bác sĩ có […]

So sánh xét nghiệm Double test và Triple test
So sánh xét nghiệm Double test và Triple test

Xét nghiệm Double test và Triple test là hai loại xét nghiệm rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai trong việc sàng lọc dị tật thai nhi. Tuy nhiên, có rất nhiều mẹ bầu vẫn chưa hiểu rõ về loại xét nghiệm này cũng như điểm giống và khác nhau như thế nào. […]

Xét nghiệm gen định type HPV sàng lọc ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm gen định type HPV sàng lọc ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến và nguy hiểm đứng thứ 3 trên thế giới về tỷ lệ tử vong ở phụ nữ, chỉ sau ung thư vú và buồng trứng. Tuy nhiên, hiện nay với xét nghiệm gen định type HPV trong sàng lọc ung thư […]

Điện thoại

0938232900

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN




    Trung tâm xét nghiệm adn - DNA TESTINGS 0901323100

    VĂN PHÒNG HÀ NỘI:
    Tầng 2, 183 Trường Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội
    Giờ làm việc: 8:30 đến 18:00
    VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH:
    Tầng 1, Tòa nhà LOYAL, 151-151 Bis Võ Thị Sáu, Phường Xuân Hòa, TP. HCM.
    Giờ làm việc: 8:00 đến 17:30