Xét nghiệm ADN được xem là một bước tiến vượt bậc của nền y học hiện đại, được sử dụng nhiều để xác định huyết thống giữa 2 cá thể riêng biệt. Ngày này, xét nghiệm ADN được áp dụng thực hiện nhiều nơi trên toàn thế giới và ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vậy xét nghiệm ADN có từ khi nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn.
Lịch sử phát triển của phương pháp xét nghiệm huyết thống
Trong những năm 1800s việc sử dụng màu mắt, màu tóc và màu da của đứa trẻ được áp dụng để xác định mối quan hệ huyết thống. Người ta nghi ngờ về mối quan hệ huyết thống trong gia đình khi màu mắt của đứa trẻ có sự khác biệt với người bố và mẹ. Cho đến năm 1865, nhà khoa học Gregor Johann Mendel đã khám phá ra quy luật di truyền và đã chứng minh được màu mắt là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau tạo thành và đứa trẻ khi sinh ra không nhất thiết phải cùng màu mắt với bố hoặc mẹ của chúng.
Đến năm 1920, các nhà khoa học đã phát hiện ra sự đa dạng của nhóm máu và hệ thống nhóm máu ABO từ đó đã ra đời. Nhưng ngoài việc có các đặc điểm riêng của từng nhóm máu A, B, AB và O thì máu còn có các đặc tính khác nên việc xác định huyết thống dựa vào nhóm máu chỉ có độ chính xác đạt 30%.
Một thập kỉ sau, các nhà nghiên cứu đã khám phá thêm nhiều đầu mối liên quan tới đặc tính của nhóm máu (bao gồm yếu tố Rh), hệ thống nhóm máu Duff và Kell. Tuy vậy những phát hiện này được sử dụng để xác định huyết thống chỉ giúp tăng độ chính xác thêm 10%.
>> Xem thêm: Xác định huyết thống qua nhóm máu liệu có chính xác không?
Xét nghiệm ADN có từ khi nào?
Vào những năm 1970s, kháng nguyên bạch cầu (Human leukocyte antigen – HLA) đã được các nhà nghiên cứu phát hiện. Protein này có hầu hết trong mọi tế bào cơ thể (chỉ trừ hồng cầu). Với thông tin quan trọng này các nhà khoa học đã có thể kể hợp kết quả xét nghiệm HLA với nhóm máu và nghiên cứu huyết thanh học để tiến hành làm xét nghiệm ADN có độ chính xác cao hơn. Giờ đây, xét nghiệm ADN đã có độ chính xác lên đến 90%.
Tuy nhiên việc thực hiện xét nghiệm HLA lúc này rất đắc đỏ và tốn kém nhiều chi phí, do đó không thể sử dụng một cách phổ biến được. Vấn đề lớn đặt ra cho các nhà khoa học là tìm ra những phương pháp mới vừa làm tăng độ chính xác và có giá thành phù hợp để phục vụ được rộng rãi hơn trong đời sống.
Bước đột phá trong lĩnh vực xét nghiệm huyết thống được xuất hiện khi ADN được sử dụng để nghiên cứu. Mặc dù cấu trúc của ADN được phát hiện từ năm 1953, nhưng mãi đến năm 1980 mới có các xét nghiệm kiểm tra độ dài của gen trong cơ thể. Bằng kỹ thuật RFLP, các nhà khoa học có thể tách ADN từ mẫu máu và so sánh sự tương đồng về độ dài của các đoạn gen của người cha (giả định) với đứa trẻ. Tới thời điểm này, độ chính xác của xét nghiệm ADN huyết thống đã đạt 99% nhưng vẫn còn mất nhiều thời gian để có kết quả.
Đến năm 1990, xét nghiệm ADN đã được bắt đầu sử dụng bằng phương pháp PCR – phản ứng trùng hợp chuỗi. Với kỹ thuật này một lượng nhỏ ADN có thể được khuyết đại thành hàng triệu bản sao. Bên cạnh đó ADN đã được tìm thấy thông qua các tế bào như chân tóc (gốc tóc), móng tay/móng chân, tế bào niêm mạc miệng… thay vì chỉ sử dụng mỗi mẫu máu như trước.
Việc áp dụng kỹ thuật PCR trong kiểm tra huyết thống đã trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn cũng như tiết kiệm nhiều chi phí và kết quả có độ chính xác cao lên đến 99,99%. Kể từ đó kỹ thuật này luôn liên tục được cải tiến và nâng cấp và được sử dụng cho đến bây giờ. Khái niệm “xét nghiệm ADN” đã ra đời thay thế cho “xét nghiệm huyết thống” – vừa giảm tính nhạy cảm trong đời sống hằng ngày vừa thể hiện được cơ sở khoa học trong lĩnh vực xét nghiệm.
Từ việc xét nghiệm ADN huyết thống ban đầu chỉ ít locus gen rồi lên tới 16, 24 locus gen thậm chí lên đến 36 locus gen. Giờ đây xét nghiệm ADN không chỉ để xác nhận mối quan hệ huyết thống cha (mẹ) – con đã trở nên nhanh hơn, chính xác hơn mà còn có thể phân tích được trên nhiều mối quan hệ khác như Ông (bà) – cháu, Chú/bác – cháu, Dì – cháu, anh chị em…
Như vậy, xét nghiệm ADN huyết thống là một phương pháp xét nghiệm chính xác và khoa học nhất hiện nay. Ngoài việc được ứng dụng trong xác định huyết thống mà xét nghiệm này còn được sử dụng trong các mục đích hành chính pháp lý như: làm giấy khai sinh cho con, bổ sung thông tin khai sinh, nhập tịch, làm visa, thừa kế tài sản, truy bắt tội phạm… Việc phát triển lĩnh vực xét nghiệm ADN đã đạt được những thành to lớn phục vụ trong đời sống của mỗi con người.
Thông qua bài viết trên đã phần nào giải đáp được cho các bạn về xét nghiệm ADN có từ khi nào và một số thông tin liên quan. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào hay muốn làm xét nghiệm ADN huyết thống có thể liên hệ ngay đến trung tâm DNA TESTINGS để được tư vấn một cách chính xác nhất.