Công thức máu là gì ?
Công thức máu là xét nghiệm thường được áp dụng khi các bệnh nhân đi khám các bệnh liên quan đến xét nghiệm huyết học và các xét nghiệm y học khác. Do đó, bạn thường thấy khi đi khám tổng quát, các BS sẽ cho bạn làm xét nghiệm này để dựa vào các chỉ số trong bảng kết quả có thể giúp các BS nắm được tình trạng bệnh trong người và dễ dàng phán đoán được bệnh tình.
Mỗi khi chúng ta mắc phải căn bệnh nào đó, thường thì các cơ quan và các chỉ số huyết học sẽ có sự thay đổi nhất định. Do đó, các chỉ số kết quả xét nghiệm máu tăng hay giảm sẽ phản ảnh chính xác nhất các trạng thái bất thường trong cơ thể của bạn. Do đó, kết quả của công thức máu mang tầm ảnh hưởng rất lớn, nó có thể phát hiện ra các loại bệnh như ung thư, bệnh về máu, thiếu dinh dưỡng hay thiếu chất trong cơ thể…
Các chỉ số xét nghiệm máu bình thường là các chỉ số nằm trong ngưỡng nhất định của từng chỉ số. Sau đây là bài viết phân tích 18 chỉ số xét nghiệm và ý nghĩa của chúng trong xét nghiệm công thức máu.máu phản ánh những ý nghĩa khác nhau. Mong rằng bạn sẽ có thể dễ dàng hiểu cách đọc công thức máu
Công thức máu là xét nghiệm quan trọng
1.Chỉ số WBC là gì?
Trong máu của chúng ta có Hồng Cầu và Bạch Cầu, mỗi loại có chức năng và số lượng khác nhau. Trong đó, số lượng Bạch Cầu phản ánh số Bạch Cầu đang có trong 1 thể tích máu. Đây là chỉ số vô cùng quan trọng mà bạn nên lưu ý đầu tiên khi xem kết quả xét nghiệm máu. Bạn sẽ ở mức an toàn khi kết quả hiển thị trong khoảng 4300 đến 10800 tế bào/mm3 hoặc phức tạp hơn thì bạn có thể tính: (4.3 – 10.8) x 109 tế bào/l. Nếu chỉ số WBC vượt quá hay ít hơn (nằm ngoài ngưỡng) con số trên tức là bạn đang gặp vấn đề về máu và cần điều trị.
Giả sử số lượng bạch cầu lớn hơn mức cao, có nghĩa là số lượng bạch cầu tăng lên. Lúc này cơ thể của bạn đang bị viêm nhiễm, mắc các bệnh bạch cầu hoặc mắc bệnh máu ác tính,…
Nếu chỉ số Bạch Cầu thấp hơn 4300 (giảm) tức là cơ thể của bạn đang gặp vấn đề về máu, cụ thể là thiếu máu do thiếu vitamin, nhiễm khuẩn hoặc bất sản…
Công thức bạch cầu là tỷ lệ phần trăm các loại bạch cầu trong máu
2.Số lượng hồng cầu (RBC)
Như đã đề cập ở mục WBC, Hồng Cầu cũng là chỉ số rất quan trọng khi đi xét nghiệm máu mà bạn cần lưu ý. RBC là gì? RBC là chỉ số nói về mật độ hồng cầu nhất định trong một lương máu nhất định. Chỉ số ổn định nằm ở khoảng 4.2 – 5.9 triệu tế bào/cm3
Cũng giống như bạch cầu, nếu chỉ số hồng cầu giảm tức là bạn đang thiếu máu. Nếu chỉ số này vượt ngưỡng thì thật không may khi phải nói rằng bạn đang mắc chứng tăng hồng cầu và cần được điều trị.
Tế bào hồng cầu – chỉ số xét nghiệm máu cần chú ý
3. Chỉ số Hb – Lượng huyết sắc tố
Chỉ số Hb trong kết quả xét nghiệm máu là gì?
Hb hay HBG còn gọi là Lượng Huyết Sắc Tố (Hemoglobin). Huyết sắc tố là 1 dạng protein màu có nhiệm vụ vận chuyển oxy trong máu. Lượng Huyết sắc tố nói lên tỷ lệ Hb có trong 1 lượng máu nhất định. Chỉ số này được phân biệt khác nhau giữa Nam và Nữ:
Hạn mức Nam: 8.1 – 11.2 mmol/l (13g đến 18g/dl)
Hạn mức Nữ: 7.4 – 9.9 mmol/l (12g đến 16g/dl)
Vì là chỉ số nói lên lượng oxy trong máu, nếu chỉ số này cao tức là bạn đang thiếu nước hoặc mắc các bệnh về hô hấp (bệnh phổi) & bệnh về tuần hoàn máu (tim).
Chỉ số Hb thấp cho thấy cơ thể bạn đang thiếu máu.
4. HCT là gì?
HCT là chỉ số nói về tỷ lệ thể tích của khối hồng cầu (Hematocrit) trên toàn bộ thể tích máu trên cơ thể.
Giá trị này cũng giống như Hb, nó thay đổi tùy theo giới tính, cụ thể như sau:
Đối với Nam, chỉ số HCT chuẩn nằm ở mức độ 45% – 52%
Đối với nữ là 37 – 48%
Chỉ số này cao thường nói lên cơ thể 1 người bị dị ứng. Nó cũng thường được thấy ở phụ nữ mang thai, người hút thuốc lá…
Chỉ số thấp nói về người đang bị mất nước, thiếu máu.
5. Chỉ số MCV trong xét nghiệm máu
MCV là viết tắt của cụm từ Mean Corpuscular Volume – Chỉ số thể tích trung bình hồng cầu. Ở 1 người bình thường chỉ số này nằm giữa 80 ~100 femmtoliter ( 1 femtoliter tương ứng 1/1 triệu l)
Đây là chỉ số không thể bỏ qua, vì ý nghĩa của nó phản ánh đến các cơ quan gan thận. Điển hình như suy gan, suy thận, nhiễm độc chì, nghiện rượu, suy tuyến giáp…
6. Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCD)
Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (hay MCD) là một trong các các chỉ số xét nghiệm huyết học quan trọng khác. Đó là số lượng trung bình của lượng huyết sắc tố có trong một hồng cầu. Ở trạng thái bình thường, chỉ số này có giá trị từ 27 đến 32 picogram.
Khi chỉ số này có giá trị tăng, điều đó cho thấy cơ thể thiếu máu tăng sắc hồng cầu hoặc bị chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng,.. Khi lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu giảm, điều này cho thấy cơ thể bị thiếu máu.
7.Số lượng trung bình/nồng độ của huyết sắc tố trong hồng cầu (MCHC)
Huyết sắc tố là 1 protein màu gồm globin và heme. Trong đó Heme có màu đỏ. Người ta tính số lượng trung bình huyết sắc tố trong máu để biết được các bệnh về thiếu máu tăng sắc hay thiếu máu đang tái tạo.
Chỉ số của 1 người bình thường nằm ở khoảng 32-36%.
8.Độ phân bố hồng cầu (RDW – CV)
Độ phân bố hồng cầu là gì? RDW – CV hay còn gọi là độ phân bố hồng cầu là chỉ số thể hiện sự phân bố của các tế bào hồng cầu ở trong máu. Chỉ số này nói lên các bệnh liên quan đến thiếu chất trong máu.
– Giá trị bình thường ở ngưỡng 9-15%
– Giá trị này vượt ngưỡng sẽ chứng tỏ độ phân bố của hồng cầu đang bị thay đổi. dẫn đến:
+ bệnh bạch cầu, bệnh enzym, thiếu sắt giai đoạn sớm…
+ bệnh thalassemia, bệnh HbH…
9. Chỉ số Thể tích trung bình tiểu cầu (MPV)
Chỉ số MPV trong máu là gì? Chỉ số MPV nói đến thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu. Giá trị ổn định nằm ở mức 6.5 ~ 11 femtoliter (1 femtoliter tương ứng 1/1 triệu l)
Bạn thường có các dấu hiệu về stress hoặc có nguy cơ bị tiểu đường, bệnh tim mạch nếu chỉ số MPV cao hơn ngưỡng cho phép.
Ngược lại, nếu chỉ số MPV giảm tức là cơ thể bạn đang thiếu máu, mắc phải các bệnh về bạch cầu cấp. Nếu đang điều trị hóa trị liệu ung thư thì chỉ số này cũng sẽ thấp hơn ngưỡng bình thường.
10.Thể tích khối tiểu cầu (PCT)
Thể tích khối tiểu cầu (hay PCT) là tỉ lệ thế tích tiểu cầu trên toàn bộ thể tích máu. Giá trị bình thường của chỉ số này là từ 0,1% đến 0,5%.
Nếu chỉ số PCT cao hơn ngưỡng cho phép thì bạn đang bị ung thư đại trực tràng
Nếu thấp hơn ngưỡng cho phép, cơ thể người bệnh đang bị nhiễm nội độc tố, thường nguyên nhân là do uống rượu gây ra
11.Độ phân bố tiểu cầu (PDW)
PDW là gì? PDW hay còn gọi là Độ phân bố Tiểu cầu, trong một thể tích máu sẽ có sự phân bố các tế bào tiểu cầu nhất định. Khi bình thường, nó thường có giá trị 6% ~ 18%
Nếu PDW cao hơn 18% là dấu hiệu của:
– Nhiễm khuẩn huyết gram dương/gram âm
– Bệnh hồng cầu liềm
– Dấu hiệu ung thư phổi
Nếu <6%: đây là dấu hiệu của việc bạn nghiện bia rượu
12.Tỉ lệ phần trăm bạch cầu trung tính (NEUT%)
Tỉ lệ phần trăm bạch cầu trung tính (hay NEUT%) là tỉ lệ bạch cầu trung tính trong tổng số bạch cầu trong cơ thể. Cơ thể bình thường khi chỉ số này ở khoảng từ 43% đến 76%.
Nhiều thắc mắc hỏi về chỉ số NEUT% là gì? NEUT% hay còn gọi là tỉ lệ phần trăm bạch cầu trung tính trong tổng số lượng của bạch cầu nằm trong cơ thể chúng ta.
Chỉ số ổn định: 43% – 76%
NEUT% tăng cao: có thể do stress, nhồi máu cơ tim, bệnh bạch cầu dòng tùy, các ung thư hoặc dấu hiệu nhiễm khuẩn cấp.
Chỉ số NEUT% giảm: do các thuốc ức chế miễn dịch khi tiến hành xạ trị, cơ thể thiếu máu hoặc do nhiễm virus (virut)
13.Tỉ lệ phần trăm bạch cầu Lympho (LYM%)
Lymph là gì? Tỉ lệ phần trăm bạch cầu Lympho ( hay LYM%) là là tỉ lệ bạch cầu Lympho trong tổng số bạch cầu trong cơ thể. Giá trị bình thường của chỉ số này là từ 17% đến 48%.
Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn hoặc do bệnh Hodgkin, suy tuyến thượng thận, viêm loét đại tràng hoặc ban xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát ITP, tỉ lệ LYM% sẽ tăng. Trong trường hợp mắc ADIS hoặc sau điều trị hóa chất trị liệu, dùng steriod, thiếu máu, các ung thư,… tỉ lệ này sẽ tăng.
14.Tỉ lệ phần trăm bạch cầu Mono (MON%)
Tỉ lệ phần trăm bạch cầu Mono ( hay MON%) là là tỉ lệ bạch cầu Mono trong tổng số bạch cầu trong cơ thể. Ở cơ thể khỏe mạnh, chỉ số này ở khoảng từ 4% đến 8%.
Chỉ số MON% tăng là dấu hiệu của bệnh do nhiễm virut hoặc các kí sinh trùng, dấu hiệu của ung thư, viêm ruột hoặc bệnh bạch cầu dòng monocyte, do u tủy, u lympho hay sarcoidosis,… Khi chỉ số này ở dưới mức 4%, có thể cơ thể bạn bị thiếu máu do bất sản, mắc bệnh bạch cầu dòng lympho hoặc do sử dụng glucocorticoid.
15.Số lượng bạch cầu trung tính (NEUT)
Số lượng bạch cầu trung tính ( hay NEUT) là số bạch cầu trung tính có trong một thể tích máu. Chỉ số bình thường của số lượng bạch cầu trung tính là từ 60% đến 66%.
Khi chỉ số NEUT trên 66%, có thể cơ thể bạn nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn cấp hoặc dấu hiệu của ung thư. Chỉ số NEUT dưới 60% cho thấy cơ thể nhiễm virut, bị thiếu máu bất sản hay do các thuốc ức chế miễn dịch, do xạ trị,..
16.Số lượng bạch cầu Lympho (LYM)
Số lượng bạch cầu Lympho ( hay LYM) là số bạch cầu Lympho có trong một thể tích máu . Giá trị ổn định của chỉ số này là từ 0,6 đến 3,4 Giga/l.
Trong trường hợp chỉ số LYM tăng, điều này cho thấy cơ thể bạn bị nhiễm khuẩn/virut, mắc bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Hodgkin hay bệnh bạch cầu dòng lymoho mạn tính,… Chỉ số LYM giảm có thể từ các khối u, do thiếu máu bất sản hay các rối loạn thần kinh.
17.Số lượng bạch cầu Mono (MON)
Số lượng bạch cầu Mono (hay MON) là số bạch cầu Mono có trong một thể tích máu. Với cơ thể bình thường, chỉ số này ở mức từ 0,0 đến 0,9 Giga/l.
Chỉ số MON tăng phản ánh cơ thể có thể bị mắc các bệnh do nhiễm virut/vi khuẩn hay bệnh bạch cầu dòng monocyte, bị viêm ruột hoặc do các khối u, u tủy, u lympho.
Trên đây là những thông tin về công thức máu và các chỉ số xét nghiệm máu, mong rằng dựa vào bài viết này sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi biết tình trạng sức khỏe của bản thân. Chúc bạn có nhiều sức khỏe và chăm sóc bản thân thật tốt để các chỉ số luôn luôn ở mức ổn định.