Theo quy định của pháp luật, việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người thuộc trong phạm vi 3 đời được xem là vi phạm pháp luật. Vậy cách tính 3 đời huyết thống được xác định như thế nào? Gồm những ai trong phạm vi này mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.
Cách tính 3 đời huyết thống mới nhất
Căn cứ khoản 19 Điều 13 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời được hiểu là những người có chung một tổ tiên sinh ra. Cụ thể, đời thứ nhất là cha mẹ; đời thứ hai gồm anh, chị, em ruột (cùng cha cùng mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha); đời thứ 3 là anh, chị, em họ (con của cô, dì, chú, bác, cậu ruột). Đây là cách tính 3 đời huyết thống mới hiện nay được pháp luật quy định.
Để dễ hình dung, dưới đây là một vài ví dụ về các trường hợp có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời như sau:
- Cha mẹ và con ruột.
- Anh chị em ruột.
- Cô, dì, chú, bác, cậu ruột và cháu ruột.
- Anh chị em họ (những người con của anh chị em ruột của cha mẹ).
- Anh chị em của cha mẹ và cháu của họ.
- Ông bà nội, ngoại và cháu ruột.
- Anh chị em họ của ông bà nội, ngoại và cháu của họ.
Những trường hợp được xem là không thuộc phạm vi quan hệ huyết thống trong 3 đời như:
- Giữa con dâu/con rể và bố mẹ chồng/vợ (chỉ là quan hệ hôn nhân).
- Giữa anh chị em dâu/rể (chỉ liên quan qua hôn nhân).
- Giữa bố mẹ nuôi và con nuôi (chỉ là quan hệ pháp lý).
- Giữa cô, dì, chú, bác bên chồng/vợ và cháu (chỉ là quan hệ thông gia).
- Giữa anh, chị, em họ xa từ đời thứ 4 trở đi (có chung cụ cố).
Như vậy việc xác định, cách tính quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời rất quan trọng vì đây là một trong những yếu tố cấu thành hôn nhân cận huyết và được pháp luật Việt Nam nghiêm cấm.
Vì sao không được kết hôn trong phạm vi 3 đời huyết thống?
Việc kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời có thể dẫn đến nhiều hệ lụy rất nghiêm trọng cho thế hệ về sau. Những người con được sinh ra từ những cuộc hôn nhân này có nguy cơ cao mắc phải các dị tật bẩm sinh, xuất hiện đột biến gen có hại, gây nên tình trạng suy giảm giống nòi và làm giảm đi sự đa dạng di truyền của cộng đồng.
Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức và nền tảng văn hóa của xã hội. Cũng chính vì những lý do này mà hiện nay pháp luật đã nghiêm cấm hành vi kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng giữa những người có quan hệ huyết thống, người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thế hệ con cái dễ mắc dị tật bẩm sinh
Con cái từ những cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thường mắc phải các dị tật bẩm sinh, khả năng cao xuất hiện nhiều đột biến gen có hại dẫn đến làm suy yếu nghiêm trọng về chất lượng giống nòi. Có 4 nguyên nhân chính giải thích cho điều này như sau:
- Gen lặn và bệnh di truyền: Những người có quan hệ huyết thống gần thường có khả năng mang cùng một đột biến lặn ở một gen nào đó sẽ cao hơn. Nếu người cha và mẹ đều mang gen này thì con của họ có nguy cơ thừa hưởng cả hai bản sao đột biến này (một nữa từ cha và một nữa từ mẹ). Khi đó, người con sẽ mắc phải các bệnh di truyền liên quan.
- Tích tụ đột biến gen có hại: Các đột biến gen có hại có thể tích lũy và di truyền từ đời này sang đời khác trong gia đình. Khi kết hôn cận huyết xảy ra, con cái của họ có nhiều khả năng mắc phải các đột biến gen này hơn vì người cha và mẹ đều có thể mang chúng trong bộ gen của mình.
- Nguy cơ cao mắc dị tật bẩm sinh: Con cái của những vợ chồng kết hôn cận huyết có nguy cơ cao hơn mắc các dị tật bẩm sinh liên quan về tim mạch, xương khớp, thần kinh và sự phát triển tâm lý. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ sinh ra từ những cặp đôi này có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh cao hơn gấp 3, 4 lần so với những cặp đôi không có quan hệ huyết thống.
- Ảnh hướng đến sức khỏe toàn diện: Ngoài các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ra, trẻ được sinh ra từ những cặp đôi cận huyết thường sẽ có sức đề kháng yếu hơn, hệ miễn dịch kém và dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm. Điều này do sự thiếu đa dạng gen khiến cho hệ miễn dịch không được tối ưu hóa để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
Hạn chế sự đa dạng di truyền gen cộng đồng
Trong tự nhiên, sự đa dạng về di truyền gen đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và khả năng thích nghi của một loài. Sự đa dạng di truyền này sẽ giúp bảo vệ con người khỏi các bệnh di truyền do gen lặn, bởi khi 2 gen của người không cùng huyết thống khi kết hợp thì khả năng cả hai cùng mang một gen lặn giống nhau là rất thấp.
Ngược lại, khi kết hôn cận huyết thì sự kết hợp gen trở nên ít đa dạng hơn vì hai người trong cùng gia đình thường sẽ chia sẻ nhiều gen giống nhau. Sự suy giảm đa dạng di truyền gen này sẽ làm tăng nguy cơ những người con sinh ra dễ mắc các bệnh di truyền và dị tật hơn. Đây cũng là lí do quan trọng giải thích vì sao pháp luật lại đặc biệt chú trọng đến cách tính 3 đời huyết thống và cấm kết hôn trong phạm vi này.
Suy đồi đạo đức và nền tảng xã hội
Trong văn hóa của người Á Đông, các giá trị đạo đức và văn hóa được xây dựng dựa trên nền tảng gia đình qua nhiều thế hệ. Mối quan hệ huyết thống giữa những người thân trong phạm vi 3 đời (ông bà, cha mẹ và con cái) được xem làm tình thân, ruột thịt là điều vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời được coi là đi ngược lại giá trị văn hóa và đạo đức.
Vi phạm pháp luật và có thể bị phạt tù
Việc kết hôn và sống chung như vợ chồng giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời được xem là hành vi vi phạm luật và sẽ phải chịu các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật như:
- Bị phạt hành chính từ 10 triệu đến 20 triệu đồng, theo quy định tại khoản 35 Điều 1 Nghị định số 67/2015/NĐ-CP.
- Phạt tù từ 1 đến 5 năm theo Điều 184 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về tội loạn luân (giao cấu với người mà biết rõ là người cùng dòng máu trực hệ, anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha).
Hiện nay ở một số địa phương vẫn còn tồn tại tục lệ kết hôn cận huyết, tảo hôn. Việc tuyên truyền, giáo dục và vận động người dân kết hợp cùng với các quy định pháp luật nghiêm ngặt là điều rất cần thiết để ngăn chặn kịp thời các hành vi kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời.
Như vậy, cách tính 3 đời huyết thống được xác định là những người có chung một nguồn gốc sinh ra: Cha mẹ (đời thứ nhất); anh, chị, em ruột (đời thứ hai); anh, chị, em con dì, chú, bác, cậu (đời thứ 3). Quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời thuộc vào trường hợp hôn nhân cận huyết và được pháp luật nghiêm cấm kết hôn giữa những người này.
Nếu bạn cần tư vấn thêm nhiều hơn hoặc muốn làm xét nghiệm ADN để kiểm tra quan hệ huyết thống trong phạm vi 3 đời thì có thể liên hệ DNA TESTINGS để được hỗ trợ nhé.