5 loại mẫu xét nghiệm ADN cho kết quả chính xác, phổ biến

BS. Hồ Kim Châu

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Tiến Sĩ, Bác sĩ: HỒ KIM CHÂU

Hiện nay để thực hiện xét nghiệm ADN các bạn có thể sử dụng được rất nhiều loại mẫu khác nhau và có thể tự thu thập tại nhà rất đơn giản. Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác cũng như sự thuận tiện trong việc lấy mẫu bạn cũng cần phải nắm rõ một số yếu tố quan trọng. Vậy cần lấy loại mẫu xét nghiệm ADN nào cho kết quả chính xác nhất? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây để được chuyên gia tư vấn.

5 loại mẫu xét nghiệm ADN phổ biến và chính xác

Xét nghiệm ADN nên dùng loại mẫu nào? Mời các bạn cùng điểm qua 5 loại mẫu xét nghiệm ADN phổ biến nhất được chuyên gia khuyên dùng lựa chọn như:

Xét nghiệm ADN bằng mẫu máu

Trong xét nghiệm ADN, sử dụng mẫu máu là một phương pháp thực hiện truyền thống khá phổ biến và được rất nhiều người sử dụng vì cho kết quả có độ ổn định cao, ADN không bị biến tính và thời gian có kết quả nhanh chóng.

Mẫu xét nghiệm ADN mẹ con

Quy trình lấy mẫu máu xét nghiệm ADN:

Bước 1: Chuẩn bị: Kim chích lấy máu, tăm bông khô sạch, phông bì sạch, bông cồn 70 độ, găng tay y tế.

Bước 2: Tiến hành thu mẫu máu:

  • Đeo găng tay, sát khuẩn vị trí cần lấy máu bằng bông cồn.
  • Xoáy nhẹ đầu kim và rút kim ra, đưa đầu kim vào vị trí cần lấy máu sao đó bấm đầu kim.
  • Dùng tay nặn 1 giọt máu bằng hạt đậu xanh rồi ấn vào đầu tăm bông.
  • Cho mẫu máu đã thu được vào phong bì rồi dán lại.
  • Sát khuẩn vị trí đã lấy mẫu máu trên ngón tay bằng bông cồn 70 độ.

Bước 3: Ghi đầy đủ thông tin của người cho mẫu lên phong bì đựng mẫu: Họ tên, năm sinh, giới tính, loại mẫu… sau đó gửi đến trung tâm xét nghiệm ADN.

Một số lưu ý trong quá trình thu mẫu máu:

  • Đeo khẩu trang khi lấy mẫu tránh sự nhiễm khuẩn vào mẫu.
  • Cho mẫu vào phong bì khô, sạch sau khi lấy xong. Không nên cho mẫu vào túi ni long sẽ không đảm bảo chất lượng.
  • Điền đầy đủ mọi thông tin, loại mẫu, ngày lấy mẫu và để riêng biệt từng loại mẫu tránh nhầm lẫn.

Xét nghiệm ADN bằng mẫu máu nên được thực hiện tại các bệnh viện, trung tâm xét nghiệm vì quy trình lấy mẫu máu đòi hỏi tính kỹ thuật cao cũng như phải đảm bảo vô trùng, an toàn.

Xét nghiệm ADN bằng mẫu niêm mạc miệng

Sử dụng mẫu niêm mạc miệng để xét nghiệm ADN phù hợp cho mọi độ tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và có thể thực hiện tại nhà vô cùng thuận tiện với độ chính xác tương đương với các loại mẫu khác.

Tế bào niêm mạc miệng là gì

Quy trình lấy mẫu niêm mạc miệng:

Bước 1: Chuẩn bị: Phong bì, nước sạch, tăm bông khô sạch cắt bỏ 1 đầu (sử dụng ít nhất 2 tăm bông/người)

Bước 2: Tiến hành thu mẫu niêm mạc miệng:

  • Cho người cần lấy mẫu súc miệng trước bằng nước sạch trước khoảng 15 – 20s, với trẻ em cho bé uống một ngụm nước lọc sạch.
  • Người cần lấy mẫu há miệng ra và đưa đầu tâm bông vào trong khoang miệng sát bên phần má của người cho mẫu.
  • Phết nhẹ lên xuống tăm bông khoảng 10, 15 bên trong phần má người lấy mẫu để bắt đầu thu mẫu niêm mạc miệng.
  • Gói tăm bông vào trong phong bì sạch hoặc tờ giấy trắng và dán lại.

Bước 3: Ghi đầy đủ thông tin của người cho mẫu lên phong bì đựng mẫu: Họ tên, năm sinh, giới tính, loại mẫu… sau đó gửi đến trung tâm xét nghiệm ADN.

Những lưu ý khi thực hiện:

  • Tăm bông nên cắt bỏ 1 đầu chỉ sử dụng phần đầu còn lại để thu thập mẫu.
  • Sử dụng 2 cây tăm bông lần lượt thu 2 bên má trái và má phải của người cần lấy mẫu.
  • Trước và sau quá trình thu thập mẫu không nên để đầu tăm bông chạm vào tay hoặc các vật dụng khác tránh bị nhiễm mẫu.
  • Bỏ mẫu đã thu xong vào trong phong bì hoặc giấy trắng và ghi rõ thông tin. Không nên bỏ mẫu vào túi ni long.

Xét nghiệm ADN bằng mẫu tóc (có chân tóc)

Sử dụng mẫu tóc xét nghiệm ADN cũng khá phổ biến và có độ chính xác tương đương với các loại mẫu khác. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có tóc khá mảnh và yếu thì không nên thu mẫu tóc vì khó nhổ được tóc có chân tóc cũng như gay đau cho bé.

Thu mẫu tóc làm xét nghiệm ADN

Quy trình lấy mẫu tóc có chân làm xét nghiệm ADN:

Bước 1: Chuẩn bị một tờ giấy trắng sạch, 1 chiếc nhíp và phong bì đựng mẫu.

Bước 2: Tiến hành thu mẫu tóc:

  • Dùng nhíp nhổ từ 5 – 7 sợi tóc (lấy được cả chân tóc).
  • Cho các sợi tóc đã nhổ để trên tờ giấy trắng.

Bước 3: Ghi đầy đủ thông tin của người cho mẫu lên phong bì đựng mẫu: Họ tên, năm sinh, giới tính, loại mẫu… sau đó gửi đến trung tâm xét nghiệm ADN.

Những lưu ý khi thực hiện:

  • Nên vệ sinh đầu nhíp trước khi nhổ để đảm bảo mẫu không bị nhiễm.
  • Khi lấy mẫu chú ý chỉ sử dụng các sợi tóc, lông tay/ chân, râu còn cả chân tóc.
  • Trong quá trình lấy mẫu tránh để chân tóc hoặc râu chạm vào tay để tránh bị nhiễm mẫu.

Xét nghiệm ADN bằng mẫu móng tay/ móng chân

Sử dụng mẫu móng tay/móng chân để xét nghiệm ADN không những có độ chính xác cao mà còn dễ dàng thu thập và bảo quản mẫu được nhiều người sử dụng để làm xét nghiệm huyết thống.

thu mẫu móng tay móng chân

Quy trình lấy mẫu móng tay/móng chân:

Bước 1: Chuẩn bị: Bấm móng, tờ giấy trắng sạch, phong bì đựng mẫu.

Bước 2: Tiến hành thu mẫu móng:

  • Vệ sinh tay/chân sạch sẽ trước khi lấy mẫu.
  • Đặt tay người cho mẫu lên trên tờ giấy trắng dùng bấm móng tay cắt từ 5 – 7 móng tay/ móng chân sau đó gói lại.

Bước 3: Ghi đầy đủ thông tin của người cho mẫu lên phong bì đựng mẫu: Họ tên, năm sinh, giới tính, loại mẫu… sau đó gửi đến trung tâm xét nghiệm ADN.

Những lưu ý khi thực hiện:

  • Trước khi lấy mẫu móng tay/móng chân cho người thứ 2 nên vệ sinh sạch sẽ dụng cụ bấm móng tay tránh sót mẫu của người thứ nhất.
  • Không lấy mẫu nhiều người cùng 1 lúc, cần

Xét nghiệm ADN bằng mẫu cuống rốn

Đây là một trong những loại mẫu xét nghiệm ADN không chỉ có chứa nhiều tế bào gốc mà còn có chứa nhiều ADN mang thông tin di truyền như những loại mẫu khác. Xét nghiệm ADN bằng cuống rốn dễ dàng thu thập cho trẻ sơ sinh vừa không xâm lấn lại an toàn, đơn giản và dễ dàng bảo quản.

Mẫu cuống rốn xét nghiệm ADN

Quy trình lấy mẫu cuống rốn:

  • Bước 1: Cắt 1 phần của cuống rốn từ 2 – 3cm (mẫu cuống rốn của bé sau khi đã rụng từ 5 – 6 ngày)
  • Bước 2: Gói cuống rốn vào trong giấy trắng sạch rồi cho vào phong bì.
  • Bước 3: Ghi đầy đủ thông tin của người cho mẫu lên phong bì đựng mẫu: Họ tên, năm sinh, giới tính, loại mẫu… sau đó gửi đến trung tâm xét nghiệm ADN.

Lưu ý khi thực hiện: Nếu mẫu cuống rốn chưa khô, sau khi bỏ cuống rốn vào trong phong bì bạn có thể dùng máy sấy sấy khô mẫu ở khoảng cách từ 20 – 30cm cho đến khi mẫu khô hoàn toàn là được.

Những lưu ý khi lấy mẫu xét nghiệm ADN

Việc lấy mẫu xét nghiệm ADN đúng cách sẽ đảm bảo được độ chính xác cũng như tính ổn định của mẫu trong quá trình phân tích. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể tự lấy mẫu xét nghiệm tại nhà.

  • Các loại mẫu có thể tự lấy tại nhà: Đối với các loại mẫu không yêu cầu quá cao về cách thực hiện, quá trình bảo quản thì bạn có thể tự thu tại nhà với các mẫu như mẫu tóc, móng tay/ móng chân, cuống rốn…
  • Đến trung tâm lấy mẫu: Với mẫu đòi hỏi chuyên viên có kỹ thuật chuyên môn, dụng cụ chuyên dụng để lấy mẫu (như máu tĩnh mạch của mẹ bầu khi xét nghiệm ADN thai nhi trước sinh) hay điều kiện bảo quản mẫu đặc biệt như vô trùng, nhiệt độ, độ ẩm…

Như vậy, để tiến hành làm xét nghiệm ADN các bạn có thể lựa chọn 1 trong các loại mẫu như: mẫu máu, mẫu tóc (có chân tóc), mẫu móng tay/móng chân, mẫu niêm mạc miệng, mẫu cuống rốn… Tuy các loại mẫu này khác nhau nhưng kết quả sẽ hoàn toàn giống nhau.

Trên đây là 5 loại mẫu xét nghiệm ADN được dùng phổ biến nhất trong xét nghiệm huyết thống được chuyên gia khuyên dùng. Nếu như bạn có thắc mắc nào liên quan cần được tư vấn hỗ trợ có thể liên hệ trực tiếp đến số hotline 0938 232 900 của DNA TESTINGS để được giải đáp một cách nhanh chóng, chính xác.

>> Xem Thêm: [Giải Đáp]: Xét Nghiệm ADN Có Khi Nào Sai Không?

Tin Liên Quan

Sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O giữa cha mẹ và con cái
Sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O giữa cha mẹ và con cái

Di truyền nhóm máu ở người là một chủ đề khá thú vị và quan trọng, giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về sự kế thừa các đặc tính sinh học từ cha mẹ. Ngoài ra, mỗi một nhóm máu (A,B,AB, và O) chúng đều có những đặc tính riêng liên quan đến khả […]

Xét nghiệm ADN có khi nào sai không? Cần lưu ý gì?
Xét nghiệm ADN có khi nào sai không? Cần lưu ý gì?

Xét nghiệm ADN là một trong những phương pháp giúp xác định chính xác các mối quan hệ huyết thống giữa giữa 2 hay nhiều đối tượng tham gia xét nghiệm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người thắc mắc đặt câu hỏi liệu rằng xét nghiệm ADN có khi nào sai không. Để giải đáp […]

Xét nghiệm ADN bằng nước bọt có chính xác không? Cần lưu ý
Xét nghiệm ADN bằng nước bọt có chính xác không? Cần lưu ý

Xét nghiệm ADN bằng nước bọt là một cách thức đơn giản và dễ dàng để có thể phân tích bản đồ ADN của một người. Điều đó cũng thể hiện việc xét nghiệm ADN ngày càng đa dạng nhưng vẫn cho ra kết quả chính xác đối với từng mẫu, thể hiện đúng bản […]

Xét nghiệm ADN bao nhiêu tiền? Bảng giá xét nghiệm ADN 2025
Xét nghiệm ADN bao nhiêu tiền? Bảng giá xét nghiệm ADN 2025

Làm xét nghiệm ADN bao nhiêu tiền là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi có nhu cầu muốn kiểm tra ADN huyết thống hoặc phục vụ trong các mục đích khác. Bài viết dưới đây, DNA TESTINGS sẽ cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về giá xét nghiệm ADN và […]

Chọc ối xét nghiệm ADN là gì? Có ảnh hưởng thai nhi không
Chọc ối xét nghiệm ADN là gì? Có ảnh hưởng thai nhi không

Chọc ối xét nghiệm ADN được xem là một phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi trước sinh được rất nhiều mẹ bầu tìm kiếm lựa chọn khi có ý định muốn kiếm tra mối quan hệ huyết thống cha con trước sinh. Để hiểu rõ hơn chọc ối xét nghiệm ADN là gì? Phương […]

Xét nghiệm ADN bằng tóc có chính xác không? Giá bao nhiêu
Xét nghiệm ADN bằng tóc có chính xác không? Giá bao nhiêu

Xét nghiệm ADN bằng tóc luôn được rất nhiều người sử dụng trong việc xác định quan hệ huyết thống. Song cũng có rất nhiều người băn khoăn, lo lắng liệu rằng xét nghiệm ADN bằng mẫu tóc liệu có chính xác không? Chi phí thực hiện bao nhiêu? Để giải đáp những thắc mắc […]

Nhiễm sắc thể Y là gì? Ứng dụng trong xác định quan hệ huyết thống
Nhiễm sắc thể Y là gì? Ứng dụng trong xác định quan hệ huyết thống

Nhiễm sắc thể Y (NST Y) được biết đến là một trong hai nhiễm sắc thể giới tính ở người, bên cạnh là NST X, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định giới tính nam. Nam giới có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y, trong khi […]

Tuổi thọ của người bị bệnh Thalassemia thể nhẹ là bao lâu?
Tuổi thọ của người bị bệnh Thalassemia thể nhẹ là bao lâu?

Thalassemia là chứng bệnh liên quan đến sự bất thường gen di truyền gây ra. Bệnh biểu hiện ở nhiều mức độ nặng, nhẹ khác nhau nếu không điều trị sớm và tích cực sẽ có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vấn đề được rất nhiều người quan tâm đó là tuổi thọ của […]

Điện thoại

0938232900

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN




    Trung tâm xét nghiệm adn - DNA TESTINGS 0901323100

    VĂN PHÒNG HÀ NỘI:
    Tầng 2, 183 Trường Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội
    Giờ làm việc: 8:30 đến 18:00
    VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH:
    Tầng 1, Tòa nhà LOYAL, 151-151 Bis Võ Thị Sáu, Phường Xuân Hòa, TP. HCM.
    Giờ làm việc: 8:00 đến 17:30