Đo độ mờ da gáy ở thai nhi (khoảng sáng sau gáy, sự kết tụ chất dịch dưới da ở vùng gáy thai nhi). Đây là việc làm cần thiết với bào thai từ 11-14 tuần tuổi và được kiểm tra khi người mẹ đi siêu âm thai. Đo độ mờ da gáy là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay để chẩn đoán bệnh dị tật bẩm sinh – Hội chứng Down và các dị tật khác. Từ đó, bác sĩ sẽ khuyên người mẹ thực hiện thêm các phương pháp sàng lọc trước sinh khác như NIPT hoặc các xét nghiệm liên quan để biết kết quả chính xác hơn.
Vậy, độ mờ da gáy ở thai nhi bao nhiêu là bình thường? Mỗi gia đình và các cặp vợ chồng đều nên nắm được thông tin cơ bản này để bảo vệ sức khỏe người mẹ và sinh con khỏe mạnh, hạn chế được tình trạng sinh con dị tật.
Không nên lướt qua nếu bạn muốn tìm hiểu thông tin về: Bệnh down (hội chứng down, bệnh đao)
Lưu ý thời gian để đi đo độ mờ da gáy thai nhi
Các bác sĩ cho biết, để kết quả đo độ mờ da gáy chuẩn xác nhất, cần thực hiện xét nghiệm đo từ tuần 11-14 của thai kỳ. Đây là mốc thời gian quan trọng nên người mẹ cần lưu ý để đi đúng thời gian.
Đối với tuần thai nhỏ hơn 11 tuần tuổi, thai nhi còn quá nhỏ và da gáy quá mờ. Do đó, kết quả đo không được chính xác và có nhiều chỗ không thể nhìn thấy được sự bất thường của thai nhi.
Với thai trên 14 tuần, độ mờ da gáy ở thời điểm này đã trở về mức bình thường nên các xét nghiệm cũng không thể cho kết quả chuẩn xác, hình ảnh da gáy thai nhi lúc này không thể phản ánh tình trạng thai có mang các dị tật bẩm sinh hay không.
Độ mờ da gáy ở thai nhi bao nhiêu là bình thường?
Để có thể chẩn đoán được hội chứng Down và một số dị tật bẩm sinh khác, việc xem xét độ mờ da gáy là rất cần thiết. Sau khi tiến hành siêu âm, bác sĩ sẽ cho biết độ mờ da gáy thai nhi là bao nhiêu. Thông thường, độ mờ dưới 3,5mm với các bào thai kích thước từ 45-84mm. Phương pháp này hỗ trợ nhận biết hội chứng Down với kết quả chính xác hơn 75%.
Độ mờ da gáy ở thai nhi chính xác theo các tuần:
◈ Đối với thai 11 tuần tuổi, độ mờ da gáy chuẩn là 2mm.
◈ Thai 12 tuần tuổi, độ mờ da gáy thai nhi chuẩn là dưới 2,5mm.
◈ Thai 13 tuần tuổi, độ mờ da gáy chuẩn là khoảng 2,8mm.
➫ Với những thai nhi có độ mờ da gáy dưới 1,3mm, khả năng mắc hội chứng Down sẽ thấp hơn.
◈ Nếu độ mờ da gáy thai nhi hơn 2,9mm thì chưa phải là mức quá cao nhưng có thể gây ra sự ảnh hưởng đến giá trị các xét nghiệm. Lúc này, mẹ bầu cần làm xét nghiệm chuyên sâu hơn để kết quả có sự chính xác hơn.
◈ Nếu độ mờ da gáy của thai nhi là hơn 3mm, nguy cơ trẻ sinh ra mắc hội chứng Down là khá lớn.
◈ Độ mờ da gáy từ 3,2 đến 3,5mm thì khá dày, nguy cơ đột biến nhiễm sắc thể khá cao.
◈ Độ mờ da gáy hơn 6mm, thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng Down cùng một số dị tật bẩm sinh khác trên cơ thể.
Đo độ mờ da gáylà phương pháp chẩn đoán dị tật thai nhi chính xác và được thực hiện phổ biến với thai nhi trong 3 tháng đầu. Do lượng chất dịch kết tụ ở vùng cổ tăng lên khiến độ mờ da gáy cũng tăng lên (nguyên nhân thường do một số điều kiện nhất định trong bào thai). Nếu độ mờ da gáy càng lớn thì khả năng mắc bệnh Down càng cao, đi kèm với đó là một số dị tật bẩm sinh khác ở trẻ. Đây chính là lý do mẹ bầu không nên chủ quan mà hãy xếp lịch để đi xét nghiệm, đồng thời bác sĩ sẽ chẩn đoán kết quả đo độ mờ da gáy cho thai nhi và có các giải pháp phù hợp nhất nếu bất thường xảy ra.
Phải làm gì khi độ mờ da gáy thai nhi bất thường?
Kêt quả đo độ mờ da gáy chuẩn đoán được chính xác đến 75% là thai có mắc hội chứng Down hay không và trên thực tế, xác xuất sai lệch vẫn tồn tại. Có những kết quả đo độ mờ da gáy bất thường nhưng thai vẫn phát triển bình thường và không có các dị tật xuất hiện. Vì thế, nếu độ mờ da gáy có các biểu hiện bất thường, bác sĩ sẽ khuyên người mẹ thực hiện những xét nghiệm khác để sàng lọc, chẩn đoán chính xác hơn.
+ Để phát hiện xem thai có bị mắc hội chứng Down hay không, người mẹ cũng nên thực hiện thêm xét nghiệm sàng lọc trước sinh bằng phương pháp không xâm lấn NIPT. Đây là phương pháp được đánh giá tốt nhất hiện nay với kết quả nhanh, chuẩn và không gây đau đớn, không tổn hại sức khỏe bào thai. Phương pháp NIPT có thể áp dụng cho thai từ tuần thứ 10, kết quả chính xác hơn 99,9% và chỉ cần lấy khoảng 10ml máu từ người mẹ để làm xét nghiệm.
+ Nếu sau khi thực hiện đo độ mờ da gáy và thực hiện xét nghiệm không xâm lấn NIPT vẫn cho thấy khả năng trẻ mắc bệnh Down là rất cao thì tiếp theo, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và đưa ra các giải pháp cho gia đình chọn lựa. Nếu trường hợp thai có khả năng hơn 99,9% mắc bệnh Down kèm một số biến chứng tim mạch, một số dị tật bẩm sinh khác thì gia đình có thể chọn giải pháp đình chỉ thai nhi để trẻ không chịu thiệt thòi về thể chất và tinh thần khi được sinh ra.
➫ Trên đây, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin chính xác nhất về kết quả đo độ mờ da gáy ở thai nhi bao nhiêu là bình thường và những vấn đề liên quan đến đo độ mờ da gáy cho thai nhi. Việc đi xét nghiệm đúng thời gian và phương pháp có thể tăng khả năng sinh con khỏe mạnh, đồng thời hạn chế thấp nhất việc sinh trẻ có khiếm khuyết và dị tật bẩm sinh.
Đừng bỏ lỡ: những thời điểm tốt nhất để đi làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh, các phương pháp tốt nhất
