Do cấu trúc đặc biệt nên phụ nữ rất dễ bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là khi mang thai. Khi này cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch bị suy yếu nên rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm âm đạo. Đặc biệt trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy bị viêm nhiễm nấm âm đạo khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi? Nguyên nhân và cách phòng tránh! Cùng tìm hiểu trong bài viết.
Triệu chứng nhận biết mẹ bầu bị nhiễm nấm âm đao khi mang thai
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần chú ý các biểu hiện bất thường do viêm nhiễm nấm âm đạo gây ra như sau:
- Vùng kín ngứa nhiều, ngứa 2 bên mép vùng kín, đau nhức;
- Khí hư ra nhiều, có mùi hôi vùng kín, màu bột trắng hoặc vảy trắng bám trên quần lót;
- Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són;
- Đau rát khi quan hệ tình dục;
Nguyên nhân bị viêm nhiễm nấm âm đạo
Nấm âm đạo khi mang thai xảy ra khi môi trường axit trong âm đạo bị mất cân bằng, khiến nấm men phát triển quá mức. Từ đó, gây ra hiện tượng tiết dịch( khí hư) nhiều, có màu trắng đục, xung huyết vùng kín gây đau rát, khó chịu.
Nguyên nhân của nhiễm trùng nấm men khi mang thai có thể là do tăng nồng độ estrogen hoặc tăng sản xuất glycogen trong thai kỳ, hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc dùng steroid hoặc hóa trị liệu, tạo môi trường thuận lợi để nấm âm đạo phát triển.
Xem thêm: Bệnh sởi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Viêm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi?
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển. Tuy nhiên, rất khó để các bác sĩ cho biết thai nhi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và ở mức độ nào.
Viêm âm đạo do nấm có thể ảnh hưởng đến thai nhi theo một trong ba cách sau:
- Ảnh hưởng đến mẹ: khiến cơ thể mẹ không nuôi dưỡng tốt thai nhi khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng trong tử cung, hoặc phải sử dụng một số loại thuốc không tốt cho sức khỏe thai nhi;
- Ảnh hưởng trực tiếp:
- Tạo ra những biến đổi gây bất thường khi sinh;
- Lây các bệnh qua đường tình dục cho thai nhi như HIV, giang mai, viêm gan B,…;
- Nhiễm vi khuẩn Chlamydia gây nhiễm trùng mắt và phổi;
- Gây kích thích chuyển dạ sớm dẫn đến sinh non;
Hầu hết trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng đều bị nhiễm nấm trong miệng (còn gọi là tưa miệng). Mặc dù hiếm gặp nhưng nhiễm nấm ở trẻ sơ sinh có thể trở nên rất nghiêm trọng do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển tốt. Trong những trường hợp nghiêm trọng, tuần hoàn và hô hấp có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là ở trẻ sinh non hoặc mắc thêm các bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn.
Mẹ bầu dù mắc bất cứ bệnh lý nào về phụ khoa cũng đều có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Các bệnh lý như viêm âm hộ, viêm cổ tử cung… trong quá trình sinh thường có thể lây vi khuẩn sang em bé dẫn đến nguy cơ trẻ sơ sinh bị viêm phổi, viêm kết mạc, viêm da sau sinh.
Các bệnh phụ khoa lây qua đường sinh dục như giang mai, lậu, sùi mào gà… ảnh hưởng nghiêm trọng lên thai nhi. Bé có thể nhiễm lậu, giang mau thông qua dây rốn hay có những vết sùi mào gà trên da khi được sinh thường qua đường âm đạo. Do đó, nếu mắc những bệnh này, tốt nhất phụ nữ nên điều trị dứt điểm trước khi mang thai.
Ngoài ra, một số bệnh phụ khoa còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, khiến thai nhi chậm phát triển, tăng nguy cơ sinh non.
Phòng tránh bị nấm âm đạo khi mang thai
- Luôn mặc đồ lót bằng vải cotton mềm mại, rộng rãi. Giặt đồ lót trong nước nóng và xả sạch. Sau đó phơi dưới ánh nắng trực tiếp mà không cần dùng máy sấy;
- Tắm và thay đồ lót ít nhất hai lần một ngày;
- Không dùng chung đồ lót với người khác;
- Mặc đồ ngủ thoải mái trước khi đi ngủ;
- Hạn chế đường, thực phẩm chế biến và ngũ cốc tinh chế;
- Tắm trực tiếp dưới vòi hoa sen, không tắm trong bồn tắm;
- Không thụt rửa âm đạo, không sử dụng thuốc xịt hoặc chất khử mùi âm đạo;
- Tránh bất cứ thứ gì có mùi hương đặc biệt mạnh;
- Không sử dụng xà phòng mạnh, sữa tắm hoặc tẩy tế bào chết trên vùng âm đạo.
- Rửa kỹ khu vực xung quanh âm đạo. Đặc biệt là sau khi đi vệ sinh (mẹ lau khô từ trước ra sau);
- Sau khi tắm hoặc đi bơi, lau khô cơ thể, đặc biệt là những vùng kín trước khi mặc quần áo, sử dụng kem dưỡng da dịu nhẹ, không mùi dành cho phụ nữ;
- Quan hệ tình dục một vợ một chồng;
- Nghỉ ngơi và tập thể dục điều độ để tăng sức đề kháng;
Xem thêm các bài viết hữu ích tại https://dnatestings.vn/tin-tuc
Bị nấm âm đạo có nên sinh thường?
Trường hợp thai phụ bị nấm hoặc viêm âm đạo vẫn có thể sinh con tự nhiên nếu mẹ bầu đã đặt thuốc làm sạch ống sinh. Trên thực tế, vi khuẩn gây nấm men và viêm âm đạo có thể lây lan sang trẻ ngay cả khi còn trong bụng mẹ hoặc ngoài môi trường.
Tuy nhiên, trường hợp bệnh chưa khỏi mà đã chuyển dạ, bác sĩ sẽ căn cứ tình trạng bệnh để đưa ra quyết định để mẹ bầu sinh thường hay sinh mổ.
DNA Testings tổng hợp.