Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loài vi khuẩn. Những vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể bạn và sinh sống trong hệ tiêu hóa. Sau một thời gian dài chúng có thể gây ra viêm loét dạ dày, có khi dẫn đến ung thư.

Các triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn HP
Hầu hết mọi người không nhận biết ra mình bị nhiễm khuẩn HP vì họ không bao giờ bị bệnh một số người có thể sản sinh ra các lợi khuẩn có khả năng chống lại các tác hại chống lại vi khuẩn HP. Khi các triệu chứng của vi khuẩn HP thường liên quan đến viêm loét dạ dày hoặc là tá tràng có thể bào gồm:
- Đau âm ỉ hoặc nóng rát trong dạ dày và vùng bụng
- Buồn nôn, nôn ói
- Ăn không được ngon
- Ợ hơi, ợ chua
- Giảm cân nhanh không rõ lý do

Vi khuẩn HP lây qua đường nào?
Lây qua đường miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP, có thể lây lan qua đường nước bọt, thông thường trong gia đình có người nhiễm vi khuẩn HP thì khả năng cao thì người trong gia đình dễ bị nhiễm cao hơn.
Lây qua đường phân: Vi khuẩn được thải ra theo phân và là nguồn lây truyền trong cộng đồng vì trẻ có thể quen ăn đồ sống do nhiễm vi khuẩn HP.
Cách điều trị HP hiệu quả
Không phải tất cả bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP đều cần điều trị. Theo hướng dẫn của bác sĩ, tất cả bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng phức tạp, ung thư dạ dày giai đoạn đầu và ung thư hạch tế bào B vùng rìa cần được điều trị. Liệu pháp tiệt trừ Helicobacter đã được chứng minh là có lợi cho người thân của bệnh nhân ung thư dạ dày, thiếu máu do thiếu sắt không rõ nguyên nhân và giảm tiểu cầu mãn tính vô căn.

Điều trị nhiễm vi khuẩn HP là diệt trừ vi khuẩn HP. Thuốc chữa loét được trộn với thuốc kháng sinh. Bạn dùng thuốc trong 1-2 tuần, sau khi uống thuốc khoảng 70% vi khuẩn biến mất. Sau một tuần điều trị, một xét nghiệm khác nên được thực hiện để đảm bảo rằng tất cả các vi khuẩn đã được tiêu diệt.
Những biến chứng khi nhiễm vi khuẩn HP
Các biến chứng liên quan đến nhiễm HP bao gồm:
- Vết loét HP: có thể làm hỏng lớp màng bảo vệ của dạ dày và ruột non. Điều này có thể tạo điều kiện cho axit trong dạ dày gây loét . Khoảng 10% những người bị nhiễm HP bị loét.
- Viêm niêm mạc dạ dày: Nhiễm HP có thể ảnh hưởng đến dạ dày, gây kích ứng và sưng tấy (viêm dạ dày).
- Ung thư dạ dày: Nhiễm HP là một yếu tố nguy cơ mạnh đối với một số loại ung thư dạ dày.
>> Xem thêm:
Cách phòng ngừa vi khuẩn HP
Bạn có thể tự bảo vệ cho mình khỏi nhiễm HP với các biện pháp sau đây để ngăn chặn vi khuẩn:
- Tránh ăn các thức ăn không sạch
- Tránh các thức ăn chưa được nấu chín
- Rửa tay sau khi đi vệ sinh và sau khi chế biến thức ăn
Mặc dù căng thẳng và thức ăn không gây ra viêm loét nhưng giúp chúng ta có thể chữa lành nhanh hơn.

DNA Testings tổng hợp