Tại sao xét nghiệm nước tiểu lại quan trọng trong hồ sơ khám tổng quát?
Khi bạn đi khám tổng quát sẽ làm một loại xét nghiệm nước tiểu và 100% hồ sơ khám tổng quát đều cần có kết quả của loại xét nghiệm này. Vậy, tại sao xét nghiệm nước tiểu lại quan trọng trong hồ sơ khám tổng quát? Nếu bạn chưa nắm rõ lý do và những vấn đề xoay quanh khi đi khám, hãy tham khảo thông tin hữu ích từ bài viết này!
Để có được cuộc sống thoải mái và sức khỏe ổn định nhất, đừng quên đi khám tổng quát định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về sức khỏe. Khám sức khỏe tổng quát hay nói đơn giản hơn là quy trình kiểm tra mọi bộ phận và cơ quan trên cơ thể. Trong quá trình khám, bệnh nhân cần làm xét nghiệm nước tiểu và đây là một yếu tố quan trọng trong hồ sơ khám của bệnh nhân.
Tại sao xét nghiệm nước tiểu lại quan trọng trong hồ sơ khám tổng quát?
Việc xét nghiệm nước tiểu là rất quan trọng! Thận là cơ quan làm nhiệm vụ lọc chất thải ra khỏi máu, điều chỉnh lượng nước trong cơ thể, bảo tồn protein, các chất điện giải mà vẫn còn tái sử dụng được. Với các chất không còn cần thiết, thận sẽ cố gắng loại bỏ trong nước tiểu.
Nước tiểu của người khỏe mạnh sẽ có màu vàng nhạt, tương đối trong suốt. Tuy nhiên, trong mỗi lần đi tiểu của mỗi người sẽ có màu sắc, số lượng và nồng độ, hàm lượng các chất khác nhau. Những chỉ số được phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu là glucose, protein, bilirubin, hồng cầu, bạch cầu, tinh thể, vi khuẩn. Những chỉ số bất thường xuất hiện trong nước tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo:
+ Bệnh nhân bị bệnh thận.
+ Hàm lượng các chất trong máu khá cao.
+ Bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệm như nhiễm trùng bàng quang, niệu đạo, ống dẫn tiểu,…
>>> Đây chính là lý do tại sao xét nghiệm nước tiểu quan trọng trong hồ sơ khám tổng quát. Bởi vì khi xét nghiệm nước tiểu, nhiều bệnh lý quan trọng có thể sẽ được phát hiện và giúp bác sĩ nhanh chóng chẩn đoán, đưa ra giải pháp điều trị để bảo vệ sức khỏe bệnh nhân.
Các chỉ số bất thường trong xét nghiệm nước tiểu là dấu hiệu các bệnh lý
Xét nghiệm nước tiểu là bước quan trọng cần có trong mỗi lần bệnh nhân đi khám tổng quát. Hành động này cũng có ý nghĩa lớn vì nó nhanh chóng phát hiện bệnh lý chỉ bằng nước tiểu người bệnh, quá trình cũng cực kỳ đơn giản và nhanh chóng.
Các chỉ số bất thường trong nước tiểu có thể là dấu hiệu nhận biết các bệnh lý sau đây:
+ Đo độ acid của nước tiểu, giá trị pH: Giá trị pH của mỗi người khoảng từ 5-7 và có sự chênh lệch này là tùy chế độ ăn uống khác nhau. Nếu giá trị pH dưới 5 được xem là nồng độ acid cao, có thể là nguy cơ nhiểm bệnh tiểu đường, tiêu chảy,….Và giá trị pH trên 7 là nguy cơ các bệnh nhiễm trùng.
+ Đường – glucose: Chỉ số này không phổ biến trong nước tiểu và cho phép dao động từ 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L. Nếu lượng glucose tăng cao quá mức trong nước tiểu sẽ là dấu hiệu canh báo của những bệnh nguy hiểm gồm viêm tụy, tiểu đường, viêm ống thận,….Glucose niệu phổ biến ở phụ nữ mang thai hoặc người có chế độ ăn uống kém khoa học.
+ Urobilinogen – sản phẩm phân hủy của bilirubin: Không quá phổ biến trong nước tiểu và chỉ số cho phép từ 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L. Nếu chỉ số này tăng, khả năng cao bệnh nhân mắc chứng xơ gan, sỏi mật hoặc viêm gan nguy hiểm.
+ Tế bào hồng cầu: Chỉ số này cũng không thường thấy trong nước tiểu và mức độ cho phép từ 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL. Nếu chỉ số dương tính, có khả năng rất lớn bệnh nhân đang mắc chứng viêm thận cấp, thận hư, nhiễm khuẩn nước tiểu, nhiễm trùng thận, xơ gan, thận đa nang,…..
+ Tế bào bạch cầu: Cũng không thường thấy trong nước tiểu, chỉ số cho phép là 10-25 Leu/UL. Nếu chỉ số vượt quá ngưỡng này, khả năng nhiễm trùng tiết niệu là hơn 90%.
+ Protein: Không thường thấy trong nước tiểu và chỉ số cho phép là khoảng 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L. Nếu lượng ptotein tăng cao, nguy cơ bệnh lý ở thận hoặc trong máu, bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu là rất cao. Ở một số phụ nữ măc bệnh tiền sản giật trong thai kỳ cũng xuất hiện triệu chứng tăng protein nước tiểu.
+ Nitrite: Không thường xuyên được tìm thấy trong nước tiểu và chỉ số cho phép là 0.05-0.1 mg/dL. Nếu chỉ số nitrite tăng cao, bệnh nhân có khả năng rất lớn nhiễm khuẩn E.coli trong đường tiết niệu và một số bệnh lý khác ở cơ quan này.
+ Bilirubin: Đây là sản phẩm phân hủy của huyết sắc tố và không thường tìm thấy trong nước tiểu, chỉ số cho phép chỉ từ 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L. Nếu bệnh nhân có chỉ số này cao hơn mức bình thường, đó là dấu hiệu cảnh báo xơ gan, viêm gan, sỏi mật.
+ Ketone: Là một sản phẩm trao đổi chất và thường không được tìm thấy trong nước tiểu, chỉ số cho phép giao động trong khoảng 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L. Những bệnh nhân tiểu đường, có chế độ ăn ít carbohydrate hoặc thường xuyên nhịn ăn, nghiện rượu bia có khả năng cao là tăng ketone trong nước tiểu. Một số phụ nữ mang thai sẽ có hàm lượng ketone khá thấp so với người khỏe mạnh bình thường.
>>> Xét nghiệm nước tiểu rất quan trọng trong hồ sơ khám tổng quátbởi chỉ với xét nghiệm đơn giản, bác sĩ đã có thể nhận định các hàm lượng trong nước tiểu bệnh nhân có gì bất thường và nhanh chóng đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng, phù hợp nhất. Với tất cả các bệnh nhân đi khám sức khỏe tổng quát, việc cần xét nghiệm máu và nước tiểu gần như 100% phải được tiến hành!
Lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm chính xác – Vấn đề dễ nhưng không phải ai cũng biết!
Với những người không thường xuyên đi khám tổng quát, việc lấy nước tiểu để làm xét nghiệm khiến họ khá bở ngỡ. Mặc dù bệnh nhân sẽ được y tá hướng dẫn nhưng để làm đúng các bước, mỗi người nên tham khảo và nắm được những thông tin quan trọng.
Lấy mẫu trước khi xét nghiệm nước tiểu cần phải:
● Làm sạch khu vực xung quanh bộ phận sinh dục của mình, rửa tay sạch sẽ trước khi lấy nước tiểu xét nghiệm.
● Mở nắp lọ đựng nước tiểu đã được y tá đưa trước đó, tránh không chạm tay vào bên trong lọ đựng mà chỉ cầm ở phía bên ngòai.
● Tiến hành lấy nước tiểu giữa dòng bằng cách để nước tiểu chảy ra vài giây mới hứng lọ đựng vào, lấy khoảng 60ml và lấy lọ ra ngoài, tiểu hết phần còn lại xuống bồn vệ sinh và tốt nhất là không nên lấy nước tiểu ở đầu hoặc cuối, nhớ là lấy nước tiểu giữa dòng để các chỉ số chính xác hơn.
● Chú ý không để vành lọ đựng nước tiểu chạm vào vùng sinh dục, đảm bảo không có tạp chất khác lẫn vào mẫu nước tiểu như giấy vệ sinh, lông mu hay kinh nguyệt,…
● Sau khi lấy xong mẫu thử, đậy nắp lọ và mang đến phòng thí nghiệm. Nếu người bệnh tự lấy mẫu nước tiểu tại nhà, cần mang đến bệnh viện trong 1h với điều kiện bảo quản mát, tránh ánh nắng trực tiếp tác động lên mẫu thử.
Những lưu ý trước khi xét nghiệm nước tiểu
Để kết quả xét nghiệm chính xác nhất, bệnh nhân nên chú ý không nên ăn hoặc uống những thực phẩm lợi tiểu, làm đổi màu nước tiểu như củ cải đường, quả mâm xôi,…Không nên thể dục thể thao quá nặng trước khi lấy mẫu thử.
Nếu đi lấy mẫu thử trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ nên thông báo với bác sĩ để xem có tiến hành lấy mẫu thử được không. Đồng thời, trước 2-3 ngày khi đi xét nghiệm thì nên ngưng sử dụng thuốc lợi tiểu và một số loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ.
>>> Bài viết mang đến kiến thức đầy đủ và chính xác việc tại sao xét nghiệm nước tiểu lại quan trọng trong hồ sơ khám tổng quát và nhiều thông tin hữu ích xoay quanh. Hy vọng bài viết giúp mọi người nắm được kiến thức hữu ích hơn để tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của mình.
