Kinh nguyệt của mỗi người thường có chu kỳ, số lượng và đặc điểm nhất định. Tuy nhiên sau khi sinh con, kinh nguyệt của người phụ nữ có thể thay đổi dẫn đến rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Họ có thể cảm thấy kinh nguyệt đau hơn, nặng hơn, hoặc một số người cảm thấy nhẹ hơn. Điều này khiến chị em phụ nữ lo lắng cho rằng đó có phải biến chứng xấu nào đó sau sinh nở hay không.
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Trong cơ thể phụ nữ, kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu trạng thái của nội mạc tử cung, là thước đo quá trình hoạt động nội tiết tố và sinh sản của trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng.
Đối với phụ nữ nuôi con bằng sữa ngoài, kinh nguyệt bắt đầu vào khoảng 2-3 tháng tuổi. Ngược lại, đối với các bà mẹ đang cho con bú, kinh nguyệt xuất hiện vào khoảng tháng thứ 6-8. Các bà mẹ cho con bú hoàn toàn có thể mất nhiều thời gian hơn để có kinh trở lại.
Tuy nhiên, ngay cả khi kinh nguyệt trở lại vẫn chưa ổn định. Chu kỳ kinh nguyệt của mẹ có thể không đều và mẹ có thể bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh, chẳng hạn như: Tháng có tháng không, tháng sớm tháng muộn. Lượng máu kinh cũng không đều, có khi đậm có khi nhạt, màu sắc kinh thay đổi từ đỏ tươi, nâu đến đen sẫm. Ngoài ra, bạn rất dễ phát hiện ra các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt như đau bụng kinh, rong kinh kéo dài…
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh có thể nặng hoặc nhẹ tùy vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này:
Thay đổi nội tiết tố: Sau khi sinh cơ thể người phụ nữ không phục hồi ngay mà cần có thời gian để phục hồi. Cơ thể vẫn chưa ổn định, đặc biệt là lượng nội tiết tố trong cơ thể chưa được ổn định. Nó cũng có thể gây ra kinh nguyệt không đều sau khi sinh con.
Tiết sữa nuôi con: Sau khi sinh cơ thể thay đổi để đảm bảo quá trình cho con bú. Trong thời kỳ cho con bú, prolactin, một loại hormone trong sữa mẹ, có thể gây ra những thay đổi trong hoạt động của hệ thống dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt chậm hơn so với phụ nữ không cho con bú. Với lý do này, kinh nguyệt của người mẹ sẽ trở lại bình thường sau một thời gian ngừng cho con bú.
Stress sau sinh: Sinh con là nghĩa vụ thiêng liêng của người phụ nữ, tuy nhiên thời gian sinh nở khiến nhiều bà mẹ gặp nhiều áp lực. Cảm thấy lo lắng và mệt mỏi do thời gian thay đổi, chăm sóc con nhỏ, thức khuya … Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều mẹ bị trầm cảm sau sinh.
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ ở người lớn
Bệnh phụ khoa: Bất kể thai phụ sinh thường hay sinh mổ, sau sinh là lúc cơ thể mệt mỏi và sức đề kháng suy yếu. Đây chính là cơ hội cho các căn bệnh tấn công.
Cách giảm ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sinh có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng nếu kèm theo các dấu hiệu bất thường như kinh nguyệt kéo dài, ra máu nhiều, âm đạo chảy máu, ra máu lấm tấm .. hãy đi khám ngay. Ngoài ra, để khắc phục tình trạng trên, mẹ cần kết hợp với một số biện pháp và sinh hoạt lành mạnh:
Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý;
Rèn luyện sức khỏe, tập thể dục thể thao;
Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái;
Tuyệt đối không sử dụng thuốc tránh thai khi bị rối loạn kinh nguyệt;
Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá;
Sau khi hỏi ý kiến bác sĩ, có thể bổ sung nội tiết tố estrogen để điều trị rối loạn kinh nguyệt nhanh hơn;
Xem thêm: Tránh thai tự nhiên bằng cách tính ngày rụng trứng
Kinh nguyệt không đều sau sinh thực chất là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ sau khi trải qua những thay đổi của quá trình mang thai và cho con bú, tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng này còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề. Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu nên đến các trung tâm y tế để thăm khám chính xác.
DNA Testings tổng hợp.