Những con đường không lây truyền HIV và cách phòng tránh

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ: HỒ KIM CHÂU

HIV là một căn bệnh thế kỷ đã cướp đi sự sống của rất nhiều người trên toàn thế giới. theo các báo cáo, hàng năm Việt Nam có khoảng hơn 8000 trường hợp mắc mới, và 3-4000 người tử vong. Cùng tìm hiểu những con đường không lây truyền HIV và những con đường lây truyền HIV, cách phòng tránh trong bài viết sau.

Khái quát chung về HIV/AIDS

phong-tranh-hiv-aids-1

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người hay HIV là hai loài Lentivirus xâm nhiễm cơ thể người. Qua thời gian, chúng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, tình trạng mà hệ miễn dịch ngày càng suy yếu cho phép ung thư và các loại nhiễm trùng cơ hội phát triển – theo wikipedia

AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV, làm tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể không thể chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến tử vong. Dẫn đến các bệnh nhiễm trùng cơ hội và rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong.

Thời gian trung bình từ khi nhiễm HIV đến lúc chuyển biến thành AIDS trong khoảng 5 năm, sẽ tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người. Hiện chưa có phương pháp chữa trị, nhưng nếu người nhiễm HIV được điều trị hiệu quả, họ có thể sống lâu, sống khỏe mạnh và bảo vệ được bạn tình của mình.

3 con đường lây truyền HIV

Lây HIV qua đường máu

HIV có thể lây qua đường máu và các sản phẩm liên quan đến máu:

Tiếp xúc trực tiếp qua vết thương hở;

Dùng chung ống kim tiêm;

Truyền máu mà chưa qua sàng lọc HIV;

Dùng chung các đồ vật có dính máu của người nhiễm HIV như dao cạo, kim xăm, kim châm cứu, bàn chải đánh răng,…;

Lây truyền HIV qua đường tình dục

Tất cả các hình thức quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mà không sử dụng biện pháp bảo vệ đều có nguy cơ bị lây nhiễm, các dịch thể (máu, dịch tiết sinh dục) nhiễm HIV (của người nhiễm HIV) xâm nhập vào cơ thể bạn tình không nhiễm HIV.

Xem thêm: Tránh thai tự nhiên bằng cách tính ngày rụng trứng

Lây HIV từ mẹ sang con

lay-hiv-tu-me-sang-con

Có 3 đường lây nhiễm HIV từ mẹ sang con như sau:

  • Khi mang thai: lây HIV từ máu người mẹ qua rau thai;
  • Khi sinh: HIV từ nước ối, dịch tử cung và dịch âm đạo của người mẹ xâm nhập vào em bé khi sinh (qua màng nhầy của mắt, mũi, hậu môn hoặc da  của em bé trong khi sinh). Khi sinh, HIV cũng có thể lây truyền qua đường máu của mẹ thông qua các vết loét ở bộ phận sinh dục của mẹ dính vào cơ thể bé (màng nhầy).
  • Khi cho con bú: HIV lây qua sữa hoặc vết nứt ở núm vú người mẹ, đặc biệt với trẻ đang bị tổn thương niêm mạc miệng.

Những con đường không lây truyền HIV

Nhiều người có những câu hỏi: “Muỗi đốt có lây truyền HIV không?”, “Ăn chung với người bị nhiễm HIV có bị lây không?”, Ở gần người nhiễm HIV có bị lây không?… Câu trả lời của DNA Testings là KHÔNG.

HIV không thể sinh sản bên ngoài vật chủ và không thể sống lâu ở môi trường bên ngoài cơ thể người, một số con đường không lây truyền HIV như:

Muỗi đốt, côn trùng, ve,…;

HIV không lây truyền qua nước bọt, nước mắt, mồ hôi,…

HIV không truyền qua không khí;

HIV không lây truyền qua việc ôm, hôn, bắt tay( trừ khi tiếp xúc vết thương hở);

HIV không lây truyền qua việc ăn uống chung, dùng chung nhà vệ sinh,…;

Cách phòng tránh HIV/AIDS

Phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục

  • Khi chưa có đủ điều kiện, không biết rõ về lịch sử của người tình không nên vội vàng có quan hệ tình dục. Việc tránh có quan hệ tình dục là biện pháp phòng tránh HIV/AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hiệu quả nhất.
  • Đã có bạn tình hoặc đã lập gia đình, việc sống chung thủy đối với cả hai người là cách phòng tránh hữu hiệu nhất cho việc lây nhiễm HIV/AIDS và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
  • Trong trường hợp có quan hệ với một người mà mình không biết rõ về lịch sử tình dục của họ thì việc dùng bao cao su đúng cách là rất cần thiết. Cần phải dùng bao cao su khi có quan hệ tình dục kể với tất cả các đường âm đạo, miệng và hậu môn.
  • Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV.

Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu

lay-hiv-do-xai-chung-kim-tiem

  • Không dùng chung bơm, kim tiêm khi tiêm hay chích. Nên sử dụng bơm kim tiêm dùng một lần rồi bỏ đi. Tốt nhất là không tiêm chích ma túy.
  • Hạn chế truyền máu, sử dụng các loại thuốc tiêm chích.
  • Không dùng chung những vật xuyên qua da và niêm mạc như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kim xăm mình, kim xuyên lỗ tai…
  • Khi đi cắt tóc không nên sử dụng chung lưỡi dao cạo, đồ dùng ngoáy tai vì những đồ dùng này vẫn có thể gây tổn thương da và lây nhiễm HIV/AIDS.

Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

  • Dự phòng sớm lây nhiễm HIV cho phụ nữ tuổi sinh đẻ

      • Nếu phụ nữ mang thai không bị nhiễm HIV thì không thể truyền HIV cho con của họ được.
      • Để tránh lây truyền HIV, nam và nữ trong tuổi sinh đẻ (tuổi từ 15 – 49): không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân; chung thuỷ 1 vợ, 1 chồng. Không quan hệ tình dục với nhiều người; sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.
      • Nam, nữ trong tuổi sinh đẻ hãy đến phòng khám tư vấn hoặc các cơ sở y tế để tìm hiểu các thông tin liên quan đến sức khỏe sinh sản, sức khoẻ tình dục, phòng chống HIV và phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
  • Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn cho phụ nữ nhiễm HIV

      • Giảm số lượng phụ nữ nhiễm HIV có thai ngoài ý muốn sẽ làm giảm số trẻ nhiễm HIV từ mẹ.
      • Phụ nữ nhiễm HIV hãy cùng chồng hoặc bạn tình đến phòng tư vấn sức khỏe, trạm y tế hoặc các cơ sở sản khoa để được tư vấn và tự quyết định về các vấn đề sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn và kế hoạch hoá gia đình; tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục; giới thiệu chuyển đến cơ sở chăm sóc, điều trị và hỗ trợ thích hợp.
  • Can thiệp cho phụ nữ nhiễm HIV mang thai

      • Tất cả phụ nữ mang thai cần đến cơ sở y tế để được khám thai và tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện.
      • Nếu phụ nữ vẫn muốn sinh con thì họ sẽ được: tư vấn và chăm sóc thai nghén; xét nghiệm và dùng thuốc kháng virus (ARV) vào thời điểm thích hợp; sinh đẻ an toàn; tư vấn cho cả hai vợ chồng lựa chọn cách nuôi trẻ phù hợp.
  • Các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị thích hợp cho bà mẹ nhiễm HIV và con của họ sau khi sinh

    • Trẻ mới sinh được uống thuốc kháng vi rút để phòng sự lây truyền HIV từ mẹ.
    • Dự phòng và điều trị các nhiễm trùng cơ hội khác. Tư vấn chăm sóc dinh dưỡng và hỗ trợ tinh thần.
    • Được chuyển đến nơi thích hợp để tiếp tục theo dõi, chăm sóc và điều trị cho cả mẹ và con. Chồng hoặc bạn tình đều được tư vấn, xét nghiệm, chuyển đến cơ sở chăm sóc điều trị thích hợp.

Theo https://soyte.hanoi.gov.vn/

DNA Testings tổng hợp.

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM ADN – DNA TESTINGS

Địa chỉ tại TP. Hồ Chí Minh
Quận 3: 
– Địa chỉ: Tầng Trệt, Tòa nhà LOYAL 151 Võ Thị Sáu, P. Võ Thị Sáu, Q 3. TP.HCM
– Hotline: 0938232900

Quận Bình Thạnh: 
– Địa chỉ: 149 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
– Hotline: 0938232900

Thành Phố Thủ Đức  
- Địa chỉ: 11 Đường Số 49, KP. 6, P. Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM
- Hotline: 0938.454.900

- Chỉ đường: https://goo.gl/maps/L8RDw8ST14ihAeej9
Quận 11:
– Địa chỉ: 564 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh (đối diện bệnh viện chợ Rẫy).
– Hotline : 0938232900
Địa chỉ tại Hà Nội:
– Địa chỉ: Tầng 2, 183 Trường Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội
– Hotline: 0902.313.800
Website: dnatestings.vn

Tin Liên Quan

Hội chứng Marfan:Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị
Hội chứng Marfan:Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị

Hội chứng Marfan, một tình trạng di truyền hiếm, tác động đến cấu trúc collagen trong cơ thể. Điều đáng chú ý là hệ tim mạch, cơ xương và mắt thường chịu ảnh hưởng nặng nề. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân, những triệu chứng đặc trưng […]

Cơ sở khoa học của việc giám định ADN nạn nhân trong vụ tai nạn đèo Bảo Lộc
Cơ sở khoa học của việc giám định ADN nạn nhân trong vụ tai nạn đèo Bảo Lộc

Giám định ADN nạn nhân trong vụ tai nạn đèo Bảo Lộc vào rạng sáng ngày 31/07. Công an Huyện Lâm Đồng phối hợp cùng với Trung Tâm Y Tế huyện Đa Huoai để trao đổi với người thân nạn nhân về việc xác định danh tính của họ. Bài viết bao gồmKhái quát chung về […]

Hội chứng Williams: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Hội chứng Williams: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Hội chứng Williams là một căn bệnh di truyền hiếm, gây ra do mất một đoạn gen trên cánh cổ cromosom 7. Căn bệnh này thường xuất hiện ở cả nam và nữ, tuy nhiên, tần suất xảy ra có thể khác nhau. Người bệnh thường có những đặc điểm ngoại hình đặc trưng, trí […]

Xét nghiệm máu phát hiện bệnh gì? Bao lâu nên đi một lần ?
Xét nghiệm máu phát hiện bệnh gì? Bao lâu nên đi một lần ?

Xét nghiệm máu là một cách xét nghiệm trong y tế, giúp chẩn đoán bệnh. Giúp chẩn đoán và theo dõi sự phát triển của nhiều bệnh tật. Với khả năng phát hiện được nhiều bệnh, xét nghiệm máu đã trở thành một phương pháp quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chúng […]

Các loại xét nghiệm cận lâm sàng phổ biến và ứng dụng của chúng
Các loại xét nghiệm cận lâm sàng phổ biến và ứng dụng của chúng

Xét nghiệm cận lâm sàng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe và chẩn đoán bệnh. Các loại xét nghiệm này cung cấp thông tin quan trọng về chức năng của cơ thể và có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ […]

Xét nghiệm ADN hài cốt: Phân tích di truyền liệt sỹ
Xét nghiệm ADN hài cốt: Phân tích di truyền liệt sỹ

Trong những cuộc chiến tranh đau thương, số lượng liệt sỹ đã hi sinh vì đất nước là vô cùng lớn. Việc tôn vinh những người anh hùng đã hy sinh là một nhiệm vụ quan trọng, và xét nghiệm ADN đã trở thành một công cụ quan trọng để xác định danh tính của […]

XÉT NGHIỆM BỆNH LÝ DI TRUYỀN TIỀN HÔN NHÂN
XÉT NGHIỆM BỆNH LÝ DI TRUYỀN TIỀN HÔN NHÂN

Xét nghiệm tiền hôn nhân hiện nay đang được quan tâm rất nhiều với các cặp đôi đã và đang chuẩn bị kết hôn. Đây là một xét nghiệm rất quan trọng để có thể kịp thời ngăn chặn và phát hiện ra các bất thường và phòng ngừa cho con cái như: bệnh di […]

Hội chứng Patau là gì? Triệu chứng và quy trình chẩn đoán
Hội chứng Patau là gì? Triệu chứng và quy trình chẩn đoán

Hội chứng Patau là một bệnh di truyền hiếm gặp, gây ra do một đột biến gene. Nó được đặt tên theo tên của nhà khoa học người Pháp, Klaus Patau, người đã mô tả lần đầu tiên về nó vào năm 1960. Bài viết dưới đây của trung tấm xét nghiệm Dnatestings sẽ giúp […]

Điện thoại

0938232900

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN




    Trung tâm xét nghiệm adn - DNA TESTINGS 0901323100

    VĂN PHÒNG HÀ NỘI:
    Toà F5, Số 112 Trung Kính, Cầu Giấy Hà Nội
    Giờ làm việc: 8:30 đến 18:00
    VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH:
    Tầng Trệt, Tòa nhà LOYAL 151 Võ Thị Sáu, P. Võ Thị Sáu, Q 3. TP.HCM.
    Giờ làm việc: 8:00 đến 17:30