Loạn thị là một dạng tật về mắt có liên quan đến khúc xạ. Khi mắt bị loạn thị thì khả năng tập trung ánh sáng và hình ảnh của mắt người bệnh sẽ bị giảm đi ít hay nhiều tùy thuộc vào mức độ loạn.
Người bị loạn thị hầu hết đều là bẩm sinh, nhưng cũng có một số trường hợp, loạn thị do thói quen sinh hoạt và mức độ sử dụng mắt bất hợp lý. Trong trường hợp này, nếu người bệnh vẫn tiếp tục không chăm sóc tốt cho mắt, chế độ ăn uống không cân bằng dinh dưỡng, không đeo kính thuốc điều chỉnh loạn thị, hoặc lao động nhưng không đeo kính bảo hộ sẽ khiến bệnh càng nặng hơn.
Nguyên nhân gây ra loạn thị là do giác mạc có hình dạng bất thường.
Ở những người bình thường, tia hình ảnh thu được, đi qua giác mạc sẽ được hội tụ tại 1 điểm duy nhất trên võng mạc của mắt. Vì vậy, mọi vật sẽ được nhìn nhận rõ ràng, trung thực. Nhưng ở những người bị loạn thị, thì điểm hội tụ này bị phân tán tại nhiều điểm khác nhau, dẫn đến việc hình ảnh mà người bệnh nhìn được sẽ bị mờ nhòe, thiếu trung thực, khiến người bệnh gặp khó khăn khi nhìn.
Ngoài việc hình ảnh bị mờ nhòe, người bị loạn thị còn có những biểu hiện như: Mỏi mắt, nhức mắt, đau đầu, chảy nước mắt,…
>> Hướng dẫn uống bột sắn dây đúng cách để tốt cho sức khoẻ
Loạn thị bao nhiêu độ gọi là nặng, phải đeo kính?
Loạn thị có nhiều mức độ khác nhau với 4 dạng chính, bao gồm: Loạn thị đều/ loạn thị cận, loạn thị viễn, và loạn thị hỗn hợp. Trong đó:
+Loạn thị đều:
Với dạng này, kinh tuyến của mắt sẽ bị thay đổi từ kinh tuyến có chiết quang cao nhất đến kinh tuyến có chiết quang thấp nhất. Người bị loạn thị đều sẽ cố những biểu hiện nhận biết như sau:
- Song thị một mắt: Là khi người bệnh nhìn một vật thành hai. Dấu hiệu này thường gặp trong trường hợp bị loạn thị nghịch.
- Quáng mắt:Người bệnh cảm thấy đau nhức mắt, khó chịu khi ánh sáng mặt trời chiếu vào, chảy nước mắt.
+ Loạn thị cận
Loạn thị cận là dạng vừa bị loạn thị vừa bị cận thị, loại này lại chia thành 4 dạng khác nhau. Đó là loạn thị cận đơn thuận; loạn thị cận đơn nghịch; loạn thị cận đơn chéo; loạn thị cận kép, thuận, nghịch, chéo.
Loạn thị viễn
Người vừa bị viễn thị, vừa bị loạn thị thì gọi là loạn thị viễn. Tương tự như loạn thị cận, loạn thị viễn gồm 4 dạng: Loạn thị viễn đơn thuận; loạn thị viễn đơn nghịch; loạn thị viễn đơn chéo; loạn thị viễn kép, thuận, nghịch, chéo.
+ Cuối cùng là loạn thị hỗn hợp
- Dù thuộc dạng loạn thị nào thì cũng đều có mức độ nặng và nhẹ khác nhau.
Vậy loạn thị bao nhiêu độ gọi là nặng?
Thường thì khi người bệnh có cảm giác nhìn mọi vật đều bị mờ, nhìn khó khăn trong mọi lúc, đặc biệt là khi xuất hiện những dấu hiệu như đau đầu, đau mắt, nhức mói mắt… thì khi đó được coi là nặng.
Để đo chính xác hơn, theo y học cần phải xác minh bởi các công nghệ chuyên dụng. Người bị loạn thị dưới 1 độ gọi là nhẹ, từ 1 độ đến 2 độ là loạn thị cao, trên 2 độ thì gọi là loạn thị nặng.
Loạn thị mấy độ thì phải đeo kính?
Việc đeo kính nhằm giúp hỗ trợ điều trị loạn thị, giúp người bệnh đỡ mỏi mắt, nhức mắt khi nhìn. Thường thì người bệnh bị loạn thị trên 1 độ mới gây xác trộn nhiều về thị giác. Nếu tầm nhìn bị ảnh hưởng quá nhiều, mờ và mỏi mắt, đau mắt, chóng mặt.. thì bạn nên đeo kính để bảo vệ mắt.
Riêng với những người có độ cận không cao, hoặc độ loạn thấp, nếu vẫn có thể nhìn rõ và không bị mỏi mắt, khô mắt thì có thể không cần đeo kính, mà thay vào đó là chế độ sử dụng mắt hợp lý.
Nếu thấy xuất hiện tình trạng mỏi mắt, khô mắt thì dù là độ lớn hay nhỏ vẫn nên đeo kính. Nhìn chung, loạn thị mấy độ thì phải đeo kính và có cần đeo kính thường xuyên hay không thì còn phụ thuộc vào mức độ và tình trạng của người bệnh.
Chọn loại kính nào cho người bị loạn thị?
Có rất nhiều loại kính để sử dụng cho người bị loạn thị, bao gồm: Kính có gọng, kính áp tròng… Tùy vào nhu cầu cũng như thói quen sử dụng mà bạn có thể lựa chọn một loại bất kỳ. Nhưng hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến trước khi dùng.
Lưu ý khi cắt kính loạn thị
Nên chọn địa chỉ cắt kính uy tín, chất lượng để tránh khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm.
Bên cạnh đó, đối với những người lần đầu đeo kính, có thể mắt sẽ không thích ứng được với kính ngay từ đầu nên gây cảm giác khó chịu dù độ chuẩn của kính hoàn toàn đáng tin cậy. Bạn nên kiên trì sử dụng kính trong vòng 7 ngày để mắt quen với kính thì sự khó chịu đó sẽ biến mất.
Nên đeo kính loạn thường xuyên để bảo vệ mắt.
Làm gì để phòng ngừa bệnh loạn thị ở người bình thường?
Hầu hết các trường hợp loạn thị đều là do bẩm sinh. Song, bạn vẫn có nguy cơ mắc phải căn bệnh này/ hoặc bệnh loạn thị sẽ bị nặng thêm nếu có chế độ sinh hoạt không lành mạnh. Đo dó, để phòng ngừa loạn thị xuất hiện hoặc trở nên trầm trọng hơn, chúng ta cần:
- Làm việc và học tập trong môi trường đầy đủ ảnh sáng, tuyệt đối không nhìn qquas lâu tại nơi quá tối hoặc quá sáng. Nếu môi trường công việc bắt buộc làm trong khu vực có ánh sáng mạnh thì nên đeo kính bảo hộ.
- Tư thế ngồi đúng: Ngồi thẳng khi viết, không cúi sát, hạn chế làm việc và xem tivi liên tục quá 60 phút, thỉnh thoảng nên đứng lên đi lại thư giãn, hoặc nhìn ra xa cho mắt được nghỉ ngơi.
- Hạn chế xem tivi, điện thoại: Thay vì thư giãn bằng cách xem phim, chơi game, bạn nên đứng dậy, ra ngoài chơi các môn thể thao lành mạnh.
- Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt là cần bổ sung đầy đủ những thực phẩm chứa nhiều vitamin A để bảo vệ mắt, như: Thịt cá, dầu, các loại ngũ cốc, hoa quả, rau xanh, cà rốt, gấc, cà chua…
- Cần tránh thực hiện những tư thế nằm hoặc quỳ để đọc sách, đọc truyện online bằng điện thoại, tránh viết bài khi đang ngồi trên xe bus, ô tô, tàu hỏa, máy bay…
- Cần đến các cơ sở y tế uy tín để khám mắt khi có dấu hiệu bị loạn thị để tránh có những biến chứng không mong muốn.
- Tuyệt đối không được tự ý đeo mắt kính không đúng tiêu chuẩn. Khi cảm thấy bệnh nặng, cần đeo kính, bạn phải đến cơ sở thăm khám mắt và cắt kính đúng với tình trạng bệnh của bản thân. Việc tự ý cắt kính không đúng với độ loạn rất nguy hiểm cho sức khỏe của mắt.
Trên đây là những vấn đề về loạn thị mấy độ thì phải đeo kính và cần phòng ngừa bệnh nặng thêm bằng cách nào. Rất mong thông tin của DNA Testings sẽ hữu ích với bạn! Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xung quanh vấn đề này bạn có thể để lại comnent, hoặc đến các cơ sở y tế uy tín gần nhất để thăm khám kịp thời. Chúc bạn vui khỏe!
