Sởi và sốt phát ban là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với những nốt ban đỏ khá giống nhau. Nhiều trường hợp cha mẹ không biết phân biệt sốt phát ban và bệnh sởi dẫn đến những sai lầm đáng tiếc khi chăm sóc trẻ bị bệnh. Hãy cùng tìm hiểu cách phân biệt sốt phát ban và sởi ở trẻ trong bài viết dưới đây.
Dấu hiệu chung của trẻ bị sởi và sốt phát ban
Nổi ban đỏ là một trong những triệu chứng nổi bật đều xuất hiện ở cả 2 căn bệnh này. Tuy nhiên, sốt phát ban là một bệnh lành tính không gây biến chứng nặng và không hình thành dịch. Còn sởi là một bệnh nguy hiểm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí gây tử vong ở trẻ.
Những triệu chứng khởi đầu của 2 căn bệnh này khá giống nhau, thường ủ bệnh trong khoảng 1 tuần:
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao 38-39 độ C;
- Trẻ mệt mỏi, lừ đừ, đau đầu, nhức mỏi cơ bắp;
- Trẻ biếng bú sữa, biếng ăn, thậm chí nôn ói hoặc tiêu chảy;
Xem thêm: Bệnh sởi có nguy hiểm cho trẻ sơ sinh không?
Nguyên nhân gây bệnh
Sởi
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc giống Morbillivirus, họ Paramyxoviridae gây ra. Loại virus này rất dễ lây lan và do đó rất dễ lây truyền từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp trực tiếp, đặc biệt là nước bọt được người bệnh đào thải ra ngoài khi ho, hắt hơi. Bệnh dễ tạo thành dịch, nhất là những nơi tập trung đông trẻ em. Tuy bệnh sởi ban đầu khá lành tính nhưng khi chuyển sang giai đoạn chuyển biến, các triệu chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng người bệnh đặc biệt là trẻ em.
Sốt phát ban
Hầu hết nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ em là do nhiễm virus thông thường, chiếm khoảng 70 – 80% các trường hợp. Hầu hết chúng là vi rút đường hô hấp, như vi rút rubella. Bệnh khá lành tính và không nguy hiểm.
Phân biệt sốt phát ban và sởi dựa vào triệu chứng
Sốt phát ban thông thường:
Sau 1 đến 2 ngày trẻ bị phát ban mọc bất quy tắc, nốt ban màu hồng mịn và sáng, sau khi hết thường không để lại dấu vết gì trên da.
Trường hợp nhẹ trẻ có thể khỏi bệnh trong vài ngày nếu được chăm sóc tại nhà đúng cách như uống thuốc hạ sốt, bù đủ nước,…
Tuy nhiên nếu trẻ chuyển biến nặng như sốt 40 độ phải lập tức đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất.
Triệu chứng của sởi:
Sau giai đoạn khởi đầu khá nhẹ ở bệnh sởi như ho, chảy mũi, sốt,… thì phát ban sẽ xuất hiện sau đó.
Ban đầu, các nốt ban sẽ xuất hiện ở vành tai, dần lan ra trước mặt, rồi xuống lưng, ngực, đùi, chân. Giữa các ban là khoảng da lành, sau khoảng một tuần ban sẽ dần hết.
Ban sởi khác với nốt ban thông thường, chúng có dạng sần và nổi trên bề mặt da. Sau khi bay sẽ để lại vết thâm, thậm chí là sẹo.
Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ xét nghiệm ADN
Cách phòng ngừa trẻ bị sởi đúng cách
Sốt phát ban ở trẻ em các mẹ không nên lo lắng, vì đây là bệnh lành tính, trẻ sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày nếu bố mẹ biết cách chăm sóc trẻ đúng cách. Còn đối với bệnh sởi thì bố mẹ nên cố gắng hết sức. Chú ý, bệnh này được coi là nguy hiểm, có thể gây bội nhiễm và để lại hậu quả khá nặng nề. Những hậu quả này ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của trẻ em như tiêu chảy, suy dinh dưỡng, thiếu dinh dưỡng, viêm tai giữa, loét miệng, một số trường hợp nghiêm trọng hơn các em có thể bị viêm loét giác mạc, viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí là viêm não.
Vậy nên, cách tốt nhất là nên phòng cho trẻ bị tránh bị sởi từ ban đầu. Với các biện pháp như sau:
- Tiêm vaccine sởi khi trẻ được 9 tuần tuổi, nhắc lại đúng lịch;
- Giữ sức đề kháng tốt cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng, rèn luyện thể chất;
- Giữ gìn nơi ở sạch sẽ, thoáng mát;
- Khử trùng các đồ dùng của trẻ thường xuyên.;
Bài viết trên, DNA Testings đã hướng dẫn phụ huynh cách phân biệt sốt phát ban và sởi đúng cách ở trẻ, hy vọng từ đó các bậc phụ huynh có cách chăm sóc và xử lý đúng cách, tránh những biến chứng xấu mà bệnh gây ra.