Đột quỵ là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm có thể gây tử vong rất nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ra tử vong cao. Vậy nguyên nhân gây ra đột quỵ là gì? triệu chứng như thế nào và cách điều trị ra sao ? sẽ có trong bài viết đây nhé.
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ là một bệnh thường được gọi là tai biến mạch máu não. Đột qụy thường xảy ra khi hiện tượng vỡ mạch máu não, hoặc là tắc mạch máu
Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời, các tế bào máu không lưu thông lên các bộ phận thì sẽ ngừng hoạt động lúc đó người bệnh sẽ đối mặt với các biến chứng như liệt nữa người hoặc tàn tật, thẩm chí có thể dẫn đến tử vong. Có 2 loại đột quỵ như sau:
– Đột quỵ do thiếu máu cục bộ dẫn đến đột quỵ Theo thống kê được mới ddauw ra các đa số chiếm 85% các ca bệnh đọt quỵ tại nhóm này.
- Đột quỵ do huyết khối là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đột quỵ là huyết khối của các mảng xơ vữa trong thành mạch, có thể tiến triển thành hẹp lòng mạch tiến triển. Những tổn thương này có thể dẫn đến kết tập tiểu cầu bất thường tại vị trí hẹp, gây tắc nghẽn hoàn toàn lòng mạch. Kết quả là một phần của não bị thiếu hụt nguồn cung cấp máu, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ cục bộ.
- Đột quỵ do thuyên tắc là do động mạch bị tắc do cục máu đông từ nơi khác đổ về khiến mạch bị tắc. Huyết khối này có thể hình thành từ tim hoặc từ sự bong tróc của các mảng xơ vữa động mạch. Loại đột quỵ này được gọi là đột quỵ tắc mạch.
– Đột quỵ do xuất huyết não là đột quỵ do xuất huyết là tình trạng mạch máu lên não bị vỡ, gây chảy máu ồ ạt. Nguyên nhân khiến mạch máu bị vỡ là do thành động mạch yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ
Nguyên nhân gây ra đột quỵ
Nguyên nhân chính gây ra đột quỵ là do xơ vỡ động mạch, có thể tạo ra tắc nghẽn mạch máu não.
- Các nguyên nhân như là tuổi tác, bất cứ ai cũng có nguy cơ đột quỵ tuy nhiên các trường hợp bị thường đa số là người cao tuổi và hiện nay cũng có nhiều trường hợp những người trẻ tuổi đang bị đột quỵ cao.
- Theo các chuyên gia số lượng nam giới bị đột quỵ cao hơn nữ giới rất nhiều.
- Cao huyết áp cũng là một nguyên nhân tạo điều kiện hình thành các cục máu đông, cản trở dòng máu lên não hoặc gây áp lực lên thành mạch và dẫn đến xuất huyết não.
- Hút thuốc lá làm tổn thương thành mạch máu, làm tăng độ cứng của động mạch và là nguyên nhân gây ra huyết áp cao.
- Bệnh tim mạch làm suy tim, rung nhĩ, nhiễm trùng tim, rối loạn nhịp tim có nguy cơ đột quỵ cao.
- Béo phì thưa cân cũng là một nguyên nhân gây có thể nhiều bệnh về cao huyết áp mỡ máu cao, tăng nguy cơ bị đột quỵ
- Lối sống không lành mạnh ăn uống không hợp lý, không đầy đủ chất, lười vận động thể thao cũng là một nguyên nhân gây ra đột quỵ
Tìm hiểu thêm: DỊCH VỤ XÉT NGHIỆM ADN HUYẾT THỐNG TẠI DNA TESTINGS
Các triệu chứng đột quỵ
Các triệu chứng đột quỵ xuất hiện rất đột ngột, các triệu bao gồm như nhồi máu cơ tim, cơ thể mệt mỏi, không còn sức lực, tê liệt các chi cả mặt, miệng bị méo, vận động đi lại đều khó khăn hoặc không thể di chuyển, không thể cầm hay cử động hai tay. Không làm chủ được lời nói hay bị nói đớ,
Cách điều trị đột quỵ
Nói chung, mục tiêu hàng đầu của điều trị đột quỵ là giảm tỷ lệ tử vong, giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng và lâu dài. Nguyên tắc chung trong xử trí các trường hợp đột quỵ chính là: Điều trị khẩn trương, nhanh chóng, chính xác, hạn chế tổn thương lan rộng, tối ưu hóa trạng thái thần kinh, đảm bảo tưới máu não, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, giúp người bệnh phục hồi chức năng và giảm thiểu nguy cơ tái phát đột quỵ. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đột quỵ là xuất huyết não hay đột quỵ do thiếu máu cục bộ, việc điều trị đột quỵ có thể khác nhau.
Cách phục hồi sau khi đột quỵ
Những trường hợp người bình phục sau đột quỵ có thể gặp một hoặc nhiều vấn đề sức khỏe. Những vấn đề này có thể là vĩnh viễn nhưng trong một số trường hợp, người đó vẫn có thể phục hồi một số hoặc thậm chí hầu hết các khả năng của họ như trước.
Sau đột quỵ, các chức năng nói, vận động và cảm giác thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Vì vậy, cần có các bài tập trị liệu thích hợp để phục hồi các chức năng này.
Khả năng vận động
Những người sau cơn đột quỵ thường mất khả năng vận động, điều này ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt của người bệnh. Nên vậy cần có những biện pháp tập vật lý trị liệu tại nhà hay các trung tâm để cho người bệnh để lấy lại khả năng cho cơ thể.
Khả năng nói
Đây là một biến chứng để lại sau cơn đột quỵ , nên đưa người bệnh tới các nhà trị liệu ngôn ngữ để người bệnh lấy lại khả năng nói chuyện rõ ràng và không phải bị đớ trong lời nói.
Khả năng cảm giác
Sau đột quỵ, suy nghĩ và cảm xúc của một số bệnh nhân cũng thay đổi theo chiều hướng tiêu cực như trở nên sợ hãi, dễ tức giận hoặc lo lắng, thậm chí trầm cảm. Tốt nhất những người có số. Nên nói chuyện với chuyên gia tâm lý để học cách quản lý cảm xúc của chính mình.
>> Xem thêm: SMECTA LÀ GÌ? THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG SMECTA CHO TRẺ EM
Cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe;
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, không nên ăn nhiều đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ và chất béo, đồ uống có cồn, nước có ga, rượu bia…. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt trắng, hải sản, trứng, ngũ cốc và các loại đậu,…;
- Không thức khuya, ngủ đúng giờ, đủ giấc và chú ý chất lượng giấc ngủ.
- Không sử dụng các chất kích thích.
- Hạn chế tắm đêm vì nó cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ;
- Hãy thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ, tầm soát đột quỵ, cụ thể là bệnh mỡ máu, huyết áp, tim mạch, tiểu đường.
DNA Testings tổng hợp.