Dây thần kinh số 7(dây thần kinh số VII ngoại biên) làm nhiệm vụ chi phối vận động cơ mặt. Nếu bị liệt dây thần kinh số 7 sẽ khiến mất vận động một phần hoặc hoàn toàn cơ mặt. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về căn bệnh liệt dây thần kinh số 7 và xem dây thần kinh số 7 bị liệt có nguy hiểm không?
Hiểu đúng về bệnh liệt cơ mặt, liệt dây thần kinh số 7
Mỗi chúng ta đều có hệ thống dây thần kinh với các đường đi phức tạp trên cơ thể, từ hệ thống thần kinh trung ương qua thái dương, tuyến mang tai đến khu vực cơ mặt. Với nhiều nguyên nhân, bệnh lý này có thể xuất hiện gây tổn thương dây thần kinh vận động của một phần hoặc hoàn toàn cơ mặt.
Nguyên nhân chính dẫn đến liệt dây thần kinh số 7 chính là do:
+ Liệt dây thần kinh số 7 trung ương: Do sự xuất hiện của các khu trú trong sọ, làm tai biến mạch máu não của hệ thần kinh trung ương, gây u dây thần kinh thính giác dẫn đến liệt mặt điển hình.
+ Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên: Do tổn thương dây thần kinh số 7 từ vị trí xương thái dương trở ra, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do lạnh quá mức hoặc do viêm.
➾ Trước đây, nhiều người đánh giá căn bệnh là do trúng gió hoặc phong hàn nhưng hiện nay, y học hiện đại chứng minh được bệnh liêt cơ mặt (liệt dây thần kinh số 7) là do sự tấn công của virus HSV_1 (Herpes Simplex Virus 1).
>> Hướng dẫn uống bột sắn dây đúng cách để tốt cho sức khoẻ
Biểu hiện của bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7
Những bệnh nhân mắc chứng liệt dây thấn kinh số 7 thường có một hoặc nhiều triệu chứng sau đây đi kèm với nhau:
● Liệt mặt 1 bên hoặc 2 bên, tình trạng liệt mặt 1 bên sẽ phổ biến hơn.
● Giảm tuyến nước mắt.
● Mất khả năng kiểm soát nhấp nháy mắt ở bên cơ mặt bị liệt.
● Vị giác có sự thay đổi.
● Miệng bị ảnh hưởng, thường xệ xuống.
● Chảy nước dãi.
● Nói líu lưỡi.
● Khó khăn uống.
● Trở nên khá mẫn cảm với âm thanh ở bên cơ mặt bị ảnh hưởng.
● Đau bên trong hoặc cơn đau xuất hiện sau tai.
Xem thêm bệnh zona thần kinh là gì
Dây thần kinh số 7 bị liệt có nguy hiểm không?
Bệnh liệt dây thần kinh số 7 sẽ gây ra một hoặc nhiều các biến chứng sau đây đối với bệnh nhân:
✤Biến chứng đồng vận:
Đối với các bệnh nhân mắc chứng liệt cơ mặt, các biểu hiện co cơ không tự chủ phối hợp với các hoạt động tự chủ như mép bị kéo khi bệnh nhân nhắm mắt. Tình trạng này chưa có thuốc điều trị và chủ yếu là bệnh nhân cần tập phục hồi chức năng.
✤Biến chứng ở mắt:
Một tác động tiêu cực khác lên bệnh nhân liệt dây thần kinh số 7 chính là biến chứng nguy hiểm xuất hiện ở mắt như lộn mí, loét giác mạc, viêm giác mạc hoặc viêm kết mạc mắt.
Với các biến chứng này, bệnh nhân có thể khắc phục bằng cách khâu 1 phần hoặc hoàn toàn sụn mí, nhỏ mắt thường xuyên và đeo kính để bảo vệ mắt.
✤Hội chứng nước mắt cá sấu:
Điều này có nghĩa là bệnh nhân sẽ tự động chảy nước mắt ngay khi bản thân hoàn toàn không có cảm xúc, có thể là chảy nước mắt khi ăn. Biểu hiện này khá hiếm gặp đối với bệnh nhân liệt cơ mặt.
✤Co thắt nửa mặt sau liệt mặt:
Sau khi bị liệt dây thần kinh số 7, một thời gian sau bệnh nhân có thể xuất hiện biến chứng tổn thương và co mắt nửa mặt. Điều này xảy ra do tổn thương nặng nề dây thần kinh.
>> Các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn
Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh liệt dây thần kinh số 7
Những đối tượng có khả năng mắc căn bệnh nguy hiểm này cao hơn nhiều lần so với người bình thường là những người suy giảm hệ miễn dịch, có tiền sử hạ đường huyết, huyết áp cao hoặc thấp, xơ vữa động mạch, phụ nữ mang thai có sức khỏe yếu, người ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài,….
Ngoài ra, những người đang khỏe mạnh bình thường nhưng thường xuyên có những vấn đề sau đây cũng có nguy cơ mắc chứng liệt cơ mặt: Lười vận động, thường xuyên thức khuya, có tinh thần sa sút mệt mỏi, dễ nhiễm lạnh, thường xuyên sử dụng chất kích thích,…..
Đề phòng và chữa trị bệnh liệt dây thần kinh số 7
Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh liệt cơ mặt, mỗi người trong chúng ta đều cần đề phòng và tự bảo vệ sức khỏe ngay từ bây giờ. Những việc làm sau đây khá đơn giản và dễ thực hiện nhưng có tác động rất tích cực đến bệnh liệt cơ mặt:
+ Thứ nhất: Mỗi chúng ta đều nên nâng cao đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống đủ chất dinh dưỡng và thường xuyên bổ sung rau xanh, trái cây (nhất là trái cây giàu vitamin C) hoặc bổ sung vitamin C tổng hợp. Siêng năng vận động thể dục thể thao cũng là một cách làm hiệu quả nhằm bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.
+ Thứ 2: Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, nhất là khi tiết thay đổi bất thường để tránh tiếp xúc với gió lạnh. Khi nhiệt độ trở nên quá thấp, cần giữ ấm cơ thể bằng cách ăn mặt đủ ấm và dùng mũ, găng tay giữ ấm.
+ Thứ 3: Vào mùa lạnh nên giữ ấm cơ thể và tắm nước đủ ấm, đặc biệt không nên tắm quá khuya vì thời điểm đó rất dễ khiến cơ thể nhiễm lạnh. Không chỉ có nguy cơ cao bị liệt dây thần kinh số 7 khi tắm khuya mà đây còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
+ Thứ 4: Nếu vào mùa nóng sử dụng quạt hoặc máy lạnh, không nên để luồng gió lạnh trực tiếp phả vào sau gáy.
+ Thứ 5: Nếu phát hiện có dấu hiệu hoặc nguy cơ bị liệt dây thần kinh số 7, nên đến cơ sở y tế để được điều trị sớm và đúng phương pháp, không nên tự ý điều trị tại nhà cực kỳ nguy hiểm và có thể khiến liệt cơ mặt vĩnh viễn nếu cách điều trị không đúng.
➾ Bài viết trên cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về liệt dây thần kinh số 7, dây thần kinh số 7 bị liệt có nguy hiểm không và những vấn đề khác liên quan đến căn bệnh này. Nếu có triệu chứng, hãy sớm đi điều trị để tự bảo vệ sức khỏe bản thân và trên hết, việc phòng bệnh ngay khi chúng ta còn khỏe mạnh là giải pháp tối ưu nhất!
DNA Testings tổng hợp
