Căn bệnh bạch cầu cấp hay còn gọi là ung thư máu – Một trong những căn bệnh ung thư cực kỳ phổ biến và gây ra các hệ lụy nghiêm trọng nếu bệnh nhân không sớm điều trị đúng phương pháp. Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh ung thư máu có thể thực hiện sớm bằng sự tiến bộ của ngành y học.
Hiểu rõ hơn về bệnh bạch cầu cấp (ung thư máu)
Căn bệnh ung thư máu sẽ xảy ra nếu tế bào máu bị ung thư hóa trong quá trình tạo ra tế bào. Các tế bào ung thư nhanh chóng phát triển và sẽ ứ đọng trong tủy xương, cản trở quá trình sản sinh tế bào máu bình thường tiếp theo trong cơ thể.
Căn bệnh ung thư máu có 2 loại chính mà chúng ta nên biết để phân biệt, tránh bị nhầm lẫn giữa 2 loại ung thư máu với nhau:
◉ Bạch cầu cấp dòng lympho (ALL) xuất hiện do tế bào lympho bị ung thư. Ở những trường hợp trẻ em bị ung thư máu thì rơi vào loại này nhiều hơn.
◉ Bạch cầu cấp dòng tủy (AML) xuất hiện do tế bào dòng tủy như bạch cầu hạt, hồng cầu hay tiểu cầu bị ung thư hóa.
Chẩn đoán bạch cầu cấp (ung thư máu) như thế nào chính xác?
Chẩn đoán căn bệnh ung thư máu dĩ nhiên không thể tự thực hiện tại nhà, chỉ dựa vào một số triệu chứng cơ bản. Điều chúng ta nên làm chính là đến cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng.
Thứ nhất, chẩn đoán ung thư máu trên triệu chứng lâm sàng
+ Dựa trên triệu chứng của cơ thể người bệnh:
Thường xuyên sốt cao, nhiễm trùng các cơ quan hô hấp, hhiễm trùng ngoài da, sức đề kháng giảm sút và cơ thể bệnh nhân không thể chống lại tác động của vi khuẩn (do lượng bạch cầu giảm dần nên không có khả năng chống đỡ sự xâm nhập).
+ Triệu chứng thiếu máu:
Bệnh nhân bị thiếu máu nhanh và tình trạng bệnh nặng dần, thiếu máu không tương xứng với mức độ xuất huyết, kém thích nghi với tình trạng thiếu máu, khó truyền máu nên cơ thể thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, da nhợt nhạt thiếu sức sống,…
Đây là những triệu chứng liên quan đến việc giảm hồng cầu. Chức năng của hồng cầu là vận chuyển oxy đến các cơ quan trên cơ thể và nếu hồng cầu thiếu hụt, bệnh nhân sẽ có tình trạng thở nhanh, nhợt nhạt.
+ Nguy cơ chảy máu:
Người mắc bệnh ung thư máu cũng có thể chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng là xuất huyết dưới da ở bất cứ lứa tuổi, xuất huyết tạng (xuất huyết tiêu hóa, đường tiết niệu, cơ tim, màng tim, màng não,….) và còn xuất hiện tình trạng xuất huyết niêm mạc (chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết niêm mạc tử cung ở nữ,…).
Trên đây là các triệu chứng sẽ xuất hiện nếu bệnh nhân giảm số lượng tiểu cầu. Chức năng của tiểu cầu là cầm máu nên nếu thiếu hụt, bệnh nhân sẽ bị tăng nguy cơ chảy máu ngay cả với các vết thương nhẹ, thường xuất hiện các chấm nhỏ hay mảng bầm tím dưới da, chảu máu mũi hoặc máu lợi, chân răng, nội tạng.
+ Bị loét và hoại tử niêm mạc miệng, cổ họng:
Căn bệnh bạch cầu cấp (ung thư máu) cũng làm các bệnh nhân xuất hiện tình trạng niêm mạc miệng bị viêm loét, hoại tử cực kỳ đau đớn, viêm loét cổ họng khiến việc ăn uống, nói chuyện rất khó khăn.
Trường hợp này thường xuất hiện nếu bệnh nhân bị kháng sinh kém, không chống lại được sự xâm nhập của tế bào ung thư.
+ Hội chứng thâm nhiễm:
Bệnh nhân mắc ung thư máu có thể xuất hiện một hoặc nhiều các triệu chứng thâm nhiễm như gan và lách to hơn bình thường, bệnh nhân mọc hạch ở nách hoặc bẹn, đau xương do thâm nhiễm đi vào màng xương, bị u hạt dưới da,….
Bệnh nhân có thể phì đại cơ quan nội tạng và một số cơ quan khác trên cơ thể do sự xâm lấn của tế bào ung thư vào lách, gan hoặc hạch. Có trường hợp, bệnh nhân còn bị xâm lấn hệ thần kinh trung ương gây ra biểu hiện nôn mửa, đau đầu dữ dội.
+ Các thể không điển hình:
Một vài trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu không có sự xuất hiện của những triệu chứng rõ ràng, dễ bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm.
Vài trường hợp khác, bệnh nhân có triệu chứng u xương, u dưới da và mào tinh hoàn phát triển to quá mức, bệnh nhân bị liệt nửa người,….
Xem thêm Bệnh tiểu đường type-2
Thứ 2, Chẩn đoán ung thư máu trên kết quả cận lâm sàng
Với các triệu chứng lâm sàng có thể bị nhầm lẫn hoặc chưa chẩn đoán chính xác được mức độ bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán dựa vào kết quả cận lâm sàng sau:
+ Xét nghiệm tế bào máu:
Với căn bệnh ung thư máu, các tế bào bất thường có thể quan sát được bằng cách theo dõi lượng bạch cầu tăng hoặc giảm, số lượng tiểu cầu giảm,…Một vài trường hợp, bác sĩ còn quan sát được tế bào ung thư máu ở ngoại vi khi thực hiện xét nghiệm máu cho bệnh nhân.
+ Xét nghiệm tủy, chọc hút tủy xương:
Đây là phương pháp chẩn đoán bạch cầu cấp, bệnh nhân cần được chọc hút tủy xương, lấy 1 lượng nhỏ mô tủy dạng dịch lỏng để xác định có phải tế bào ung thư tồn tại trong cơ thể bệnh nhân hay không.
+ Xét nghiệm tìm bất thường gen, nhiễm sắc thể:
Các bất thường ở gen và nhiễm sắc thể sẽ được tìm thấy nếu bệnh nhân bị ung thư máu ác tính.
+ Xét nghiệm hóa sinh, phân tích huyết thanh và nước tiểu:
Xét nghiệm này được thực hiện để đo nồng độ acid uric trong huyết tương và nước tiểu. Bệnh nhân mắc ung thư máu sẽ có nồng độ LDH tăng cao hơn mức bình thường.
+ Xét nghiệm phân loại tế bào:
Các kháng nguyên trên bề mặt tế bào thể hiện sự đặc trưng cho từng dòng tế bào. Nếu có bất thường biểu hiện ở kháng nguyên trên bề mặt tế bào, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhân có mắc ung thư máu hay không.
+ Quan sát hình thái tế bào:
Đây là cách thức phát hiện ung thư máu dựa trên quy trình nhuộm đặc biệt, cần chuẩn bị tiêu bản máu và dung dịch Giemsa. Thực hiện quy trình nhuộm đặc biệt như Peroxydase, Esterase không đặc hiệu, PAS để phân biệt bệnh ung thư máu thuộc thể nào.
➡ Trên đây là những chẩn đoán bạch cầu cấp (ung thư máu) được thực hiện phổ biến nhất hiện nay. Với những người xuất hiện một trong số các triệu chứng lâm sàng, nên đi khám để được chẩn đoán và chữa bệnh sớm. Đặc biệt, ung thư máu có thể được điều trị hiệu quả cao nếu bệnh nhân duy trì thói quen đi khám định kỳ, sớm phát hiện các bất thường trên cơ thể và điều trị theo chỉ định bác sĩ.
Tham khảo giá xét nghiệm NIPT để chọn nơi xét nghiệm trước sinh nhằm phát hiện ung thư máu sớm
Những phương pháp điều trị ung thư máu phổ biến nhất hiện nay
Phương pháp điều trị bạch cầu cấp (ung thư máu) ở những giai đoạn khác nhau sẽ có hướng điều trị khác nhau:
+ Điều trị tấn công lui bệnh với mục đích đẩy lùi tế bào ung thư ác tính, thúc đẩy sự hồi phục của tế bào bình thường khỏe mạnh.
+ Điều trị sau lui bệnh để giảm số lượng tế bào ung thư ác tính và giúp tế bào máu trở lại bình thường. Ở giai đoạn này, nếu ngưng điều trị sẽ dễ tái phát trở lại căn bệnh ung thư máu.
+ Thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu là một phương pháp hiện đại với khả năng làm giảm nguy cơ tái phát, có thể chữa khỏi hoàn toàn ung thư máu. Phương pháp này sử dụng hóa trị kết hợp xạ trị toàn thân để phá hủy tế bào bạch cầu ác tính (nhưng cũng sẽ làm tổn thương các tế bào gốc tạo máu bình thường). Do đó, sau điều trị bệnh nhân cần ghép tế bào gốc mới.
>> Hướng dẫn uống bột sắn dây đúng cách để tốt cho sức khoẻ
Chăm sóc sau khi điều trị ung thư máu cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng
Để sức khỏe bệnh nhân sớm ổn định và hồi phục, sau khi điều trị ung thư máu, cả bệnh nhân và người nhà cũng cần chú ý những vấn đề sau:
● Điều trị và theo dõi, tái khám đúng hẹn
Sau quá trình điều trị hoàn tất, người bệnh cần được theo dõi, tái khám theo lịch hẹn và điều trị dùng thuốc nếu có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần được tư vấn về các loại thuốc nên và không nên dùng, tránh tình trạng quá lạm dụng gây ảnh hưởng cho sức khỏe và làm chậm quá trình hồi phục.
● Tự giám sát sức khỏe tại nhà
Bệnh nhân mắc ung thư máu đã trải qua một thời kỳ điều trị dài nên sức khỏe tinh thần và thể chất đều giảm sút. Sau khi điều trị, nên tránh làm các việc nặng nhọc sớm. Bệnh nhân cũng nên tự đo nhiệt độ cơ thể, cân nặng và rèn luyện thân thể bằng các bài tập thể lực vừa sức.
● Chế độ ăn uống thích hợp
Bệnh nhân trong và sau điều trị đều nên duy trì chế độ ăn uống đủ chất, cân bằng dinh dưỡng hợp lý. Nên chú ý bổ sung thực phẩm nhiều năng lượng và protein để cơ thể sớm hồi phục.
Người mắc chứng ung thư máu sau khi đã khỏi bệnh cũng không nên ăn quá mặn, thức ăn nhiều muối hay những thực phẩm chưa được nấu chín.
● Chú ý kiểm soát nhiễm khuẩn
Bệnh nhân khác nhau sẽ có thể trạng khác nhau nhưng sau điều trị, tình trạng chung sẽ là lượng bạch cầu giảm sút nên dễ nhiễm khuẩn, nhiễm virus và nhiễm nấm. Do đó, vấn đề vệ sinh và bảo vệ sức khỏe cần được lưu ý kỹ càng hơn.
Nên duy trì thói quen sử dụng khẩu trang y tế khi ra đường và rửa tay bằng xà phòng, giữ gìn vệ sinh cơ thể.
➡ Bài viết cung cấp thông tin về chẩn đoán bạch cầu cấp ung thư máu và những phương án điều trị, biện pháp bảo vệ sức khỏe rất hữu ích với bệnh nhân và những người đang quan tâm đến căn bệnh này. Mỗi chúng ta đều nên nắm được kiến thức y tế cơ bản nhằm bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện hơn.
DNA Testings tổng hợp
