Cân nặng thai nhi và chiều dài theo chuẩn WHO được tính như thế nào

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ: HỒ KIM CHÂU

Sinh con làm sao để khỏe mạnh và dùng tiêu chuẩn nào để đánh giá đứa con khỏe mạnh là nỗi băn khoăn của nhiều cặp vợ chồng, nhất là những cặp đôi mới lần đầu tiên sinh con, chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Hãy xem qua bài viết cung cấp kiến thức Cân nặng thai nhi và chiều dài theo chuẩn WHO được tính như thế nàođể hiểu biết hơn về vấn đề này.

Theo dõi quá trình tiến triển của cân nặng thai nhi và chiều dài theo chuẩn WHO giúp người mẹ biết được quá trình phát triển của thai nhi trong bụng có vấn đề gì hay không và nếu có, người mẹ sẽ có thể nhanh chóng điều chỉnh lối sống, ăn uống khoa học hơn để tốt cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Cân nặng thai nhi và chiều dài theo chuẩn WHO được tính như thế nào

Đừng quên tham khảo về: Những thời điểm tốt nhất để đi làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh, các phương pháp tốt nhất

Tại sao lại có bảng tính cân nặng thai nhi và chiều dài theo chuẩn WHO?

Bảng theo dõi cân nặng và chiều dài của thai nhi được tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra nhằm giúp các bà mẹ theo dõi sát tình hình phát triển của thai nhi theo từng tuần. Bảng đo cân nặng, chiều dài của thai cũng cực kỳ cụ thể khi có chỉ số từng tuần, từ tuần 8 đến tuần 40 của thai kỳ.

Nhờ bảng đo cân nặng thai nhi và chiều dài theo chuẩn WHO, người mẹ có thể theo dõi được tình hình của con, biết được con có phát triển tốt hay không và có lớn hay nhỏ so với kích cỡ của một thai nhi bình thường không. Nhờ vậy, người mẹ nhanh chóng cải thiện lối sống, sinh hoạt và chế độ ăn uống để tốt cho thai nhi.

Bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn này được WHO công nhận và áp dụng cho toàn thế giới. Vậy, bạn đã biết cách đo chiều dài, cân nặng thai nhi theo tuần tuổi là đo như thế nào hay chưa?

Cách đo chiều dài + cân nặng của thai theo từng tuần tuổi

Ở mỗi tuần tuổi, thai nhi sẽ có sự phát triển khác nhau về kích thước và cân nặng nên các mẹ đừng băn khoăn hay lo lắng quá nhiều. Cách đo theo từng tuần tuổi như sau:

+ Từ tuần 1 – 7: Từ tuần 1 đến tuần thứ 7 là thời gian hình thành phôi thai và phôi thai đi vào tử cung nên lúc này, thai nhi sẽ không đo được kích cỡ và chiều dài.

+ Từ tuần 8 – 19: Lúc này, thai nhi được đo chiều dài từ đầu đến mông vì chân bị uốn cong trong bào thai trong nửa đầu thai kỳ, rất khó xác định chính xác được chiều dài là bao nhiêu. Lúc này, việc đo chiều dài của thai nhi được gọi là chiều dài đầu mông.

+ Từ tuần 20 – 40: Bắt đầu từ tuần 20 trở đi, có thể đo từ đầu đến gót chân của thai nhi và nhất là từ tuần 32 trở đi, cân nặng của thai được phát triển tối đa và những đường nét trên cơ thể cuối cùng cũng đã được hoàn thành đầy đủ. Từ tuần 20 đến tuần 40, kích thước thai nhi được tăng dần đều qua từng tuần và nếu người mẹ ăn uống, sinh hoạt điều độ thì thai sẽ tăng kích cỡ, chiều dài một cách thuận lợi nhất.

Bảng tín cân nặng thai nhi và chiều dài theo chuẩn WHO

Dưới đây là bảng cân nặng, chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn thế giới và mang số liệu trung bình. Điều này có nghĩa là còn tùy vào chủng tộc, màu da và tình trạng sức khỏe của người mẹ mà thai nhi sẽ có chiều dài, cân nặng lớn hoặc nhỏ hơn một chút so với bảng tính trung bình này.

Tuần thai Cân nặng (gam) Chiều cao (cm)
Tuần 8 1 1,6
Tuần 9 2 2,3
Tuần 10 4 3,1
Tuần 11 7 4,1
Tuần 12 14 5,4
Tuần 13 23 7,4
Tuần 14 43 8,7
Tuần 15 70 10,1
Tuần 16 100 11,6
Tuần 17 140 13
Tuần 18 190 14,2
Tuần 19 240 15,3
Tuần 20 300 16,4
Tuần 21 360 26,7
Tuần 22 430 27,8
Tuần 23 501 28,9
Tuần 24 600 30
Tuần 25 660 34,6
Tuần 26 760 35,6
Tuần 27 875 36,6
Tuần 28 1005 37,6
Tuần 29  1153 38,6
Tuần 30 1319 39,9
Tuần 31 1502 41,1
Tuần 32 1702 42,4
Tuần 33 1918 43,7
Tuần 34 2146 45
Tuần 35 2383 46,2
Tuần 36 2622 47,4
Tuần 37 2859 48,6
Tuần 38 3083 49,8
Tuần 39  3288 50,7
Tuần 40 3462 51,2
Tuần 41 3597 51,5
Tuần 42 3685 51,7

Một số yếu tố làm ảnh hưởng đến chiều dài, cân nặng thai nhi chính là:

✩ Yếu tố di truyền và chủng tộc: Đây là yếu tố quan trọng trực tiếp tác động đến thai nhi vì mỗi tộc người sẽ có chiều cao, cân nặng trung bình khác nhau và chiều cao, cân nặng của người mẹ và bố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thai nhi.

✩ Số lượng thai nhi trong một lần sinh: Thông thường nếu sinh đôi, sinh ba hoặc sinh số lượng nhiều hơn trong một lần thì thai nhẹ hơn so với người mẹ chỉ sinh một con trong một lần.

✩ Độ tuổi mang thai: Nếu người mẹ quá lớn hoặc nhỏ tuổi, cụ thể là dưới 18 hoặc trên 40 tuổi mang thai thì cân nặng thai nhi sẽ kém hơn những người mẹ sinh con trong độ tuổi sinh sản từ 18-35 tuổi.

✩ Sức khỏe và thể trạng người mẹ: Nếu người mẹ có thể trạng khỏe mạnh, không mắc bệnh nội tiết như tểu đường và bệnh béo phì thì thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh hơn. Còn nếu người mẹ sức khỏe yếu, mắc những bệnh béo phì, stress hoặc bệnh huyết áp, tiểu đường,….sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

✩ Chế độ sinh hoạt, ăn uống của người mẹ: Yếu tố này là cực kỳ quan trọng vì khi mang thai, người mẹ cần phải ăn uống một cách khoa học, đủ chất và điều độ thì thai mới khỏe mạnh và phát triển bình thường được. Nếu trong quá trình mang thai người mẹ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng chất kích thích thì sẽ gây hại cho thai nhi, khiến thai nhi phát triển kém và đồng thời dễ sản sinh nhiều bệnh tật.

✩ Giới tính của thai nhi: Thông thường, thai nhi có giới tính nam có kích cỡ và cân nặng lớn hơn thai nhi giới tính nữ.

Tham khảo bài viết: Bệnh Down – triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Theo dõi cân nặng của người mẹ đẻ biết được sự phát triển của thai nhi

Khi mang thai, sức khỏe của người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kích thước và cân nặng của thai nhi. Do đó, trong quá trình mang thai mà người mẹ tăng cân ít hoặc không tăng cân sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi. Còn nếu người mẹ tăng cân quá nhiều và mất kiểm soát sẽ dẫn đến thai nhi phát triển không thuận lợi (thai quá lớn hoặc quá nhỏ) khiến quá trình sinh nở khó khăn hơn.

Cân nặng của mẹ bầu trong quá trình mang thai thường tăng khoảng 10-12kg và tăng theo từng thời kỳ sau:

+ Mang thai đơn, sinh 1 con trong 1 lần sinh thường tăng 2kg trong 3 tháng đầu thai kỳ. Sang đến những tháng giữa và cuối thì thường tăng 1-2kg mỗi tháng. Nếu người mẹ thiếu cân, gầy yếu thì nên ăn uống khoa học hơn để tăng 4-5kg trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu người mẹ đã thừa cân thì trong 3 tháng đầu nên kiểm soát để tăng không quá 1kg, những tháng giữa và cuối thai kỳ không tăng quá 0,5kg mỗi tháng.

+ Mang thai đôi hoặc nhiều hơn thì thường người mẹ tăng đến 16-20kg trong suốt quá trình thai kỳ.

Theo dõi cân nặng của người mẹ đẻ biết được sự phát triển của thai nhi

>>> Đọc bài viết đã giúp người mẹ biết được cân nặng thai nhi và chiều dài theo chuẩn WHO được tính như thế nào. Muốn thai phát triển khỏe mạnh, người mẹ đừng quên chăm sóc bản thân và đi khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm những bất thường (nếu có) để kịp thời can thiệp.

Trung tâm DNA Testings là địa chỉ uy tín thực hiện sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT, giúp xét nghiệm chính xác hơn 99,99% các bệnh thai nhi bất thường, dị tật bẩm sinh như bệnh Down, Edwards, Turner,…..Đừng quên thực hiện xét nghiệm để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh và phát triển một cách bình thường.

 

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM ADN – DNA TESTINGS

Địa chỉ tại TP. Hồ Chí Minh
Quận 3: 
– Địa chỉ: Tầng Trệt, Tòa nhà LOYAL 151 Võ Thị Sáu, P. Võ Thị Sáu, Q 3. TP.HCM
– Hotline: 0938232900

Quận 5: 
– Địa chỉ: 274 Hải Thượng Lãn Ông, Phường 14, Quận 5 TP.HCM
– Hotline: 0938232900
Quận 11:
– Địa chỉ: 564 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh (đối diện bệnh viện chợ Rẫy).
– Hotline : 0938232900
TP. Thủ Đức:
– Địa chỉ: Số 11 Đường 49, Khu phố 6, Phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP.HCM
– Hotline: 0938232900
Địa chỉ tại Hà Nội:
– Địa chỉ: Toà F5, Số 112 Trung Kính, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
– Hotline: 0902.313.800
Hệ thống trung tâm: Xem chi tiết tại đây 
Website: dnatestings.vn

Tin Liên Quan

Bệnh di truyền lặn đơn GEN là gì? Tại sao Bố Mẹ nên sàng lọc sớm?
Bệnh di truyền lặn đơn GEN là gì? Tại sao Bố Mẹ nên sàng lọc sớm?

80% số trẻ em bị rối loạn di truyền (bệnh di truyền lặn đơn Gen) được sinh ra bởi cha mẹ hoàn toàn khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh. Đây là mối nguy cho mỗi gia đình, mối lo cho toàn xã hội. Đã đến lúc phải hiểu về bệnh và có biện pháp […]

Xét nghiệm ADN với mục đich di dân nhập tịch
Xét nghiệm ADN với mục đich di dân nhập tịch

Bài viết bao gồmTại sao lại có bảng tính cân nặng thai nhi và chiều dài theo chuẩn WHO?Cách đo chiều dài + cân nặng của thai theo từng tuần tuổiBảng tín cân nặng thai nhi và chiều dài theo chuẩn WHOMột số yếu tố làm ảnh hưởng đến chiều dài, cân nặng thai nhi […]

Xét nghiệm ADN cần những giấy tờ gì ?
Xét nghiệm ADN cần những giấy tờ gì ?

Giấy tờ xét nghiệm ADN là một loại giấy tờ cần thiết để thực hiện xét nghiệm ADN. Nó có thể bao gồm thông tin về mục đích xét nghiệm, thông tin cá nhân của người được xét nghiệm và hợp đồng quản lý dữ liệu ADN. Giấy tờ này cũng có thể bao gồm […]

Xét nghiệm ADN bằng nước ối là gì ? Có nguy hiểm không ?
Xét nghiệm ADN bằng nước ối là gì ? Có nguy hiểm không ?

Bài viết bao gồmTại sao lại có bảng tính cân nặng thai nhi và chiều dài theo chuẩn WHO?Cách đo chiều dài + cân nặng của thai theo từng tuần tuổiBảng tín cân nặng thai nhi và chiều dài theo chuẩn WHOMột số yếu tố làm ảnh hưởng đến chiều dài, cân nặng thai nhi […]

Lần đầu tiên ở Việt Nam ghi nhận ca song thai cùng trứng khác kiểu gene hiếm gặp trên thế giới
Lần đầu tiên ở Việt Nam ghi nhận ca song thai cùng trứng khác kiểu gene hiếm gặp trên thế giới

Bệnh viện phụ sản Hà Nội ngày 9/11 vừa công bố một ca song thai cùng trứng khác kiểu gen hiếm gặp trên thế giới lần đầu tiên phát hiện tại Việt Nam. Thông tin về ca song thai hiếm gặp lần đầu tiên phát hiện tại Việt Nam do thạc sĩ Nguyễn thị Sim […]

Xét nghiệm gen di truyền cho các mẹ bầu và những điều cần biết
Xét nghiệm gen di truyền cho các mẹ bầu và những điều cần biết

Nếu bạn đang có ý định mang thai hoặc đang mang thai thì xét nghiệm gen đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của thai nhi và thai phụ trong quá trình mang thai. Xét nghiệm gen trong thời kỳ mang thai là gì ?  Xét nghiệm gen trong lần hẹn đầu […]

Xét nghiệm gen ung thư là gì ? Các yếu tố gây nguy cơ ung thư di truyền 
Xét nghiệm gen ung thư là gì ? Các yếu tố gây nguy cơ ung thư di truyền 

Bài viết bao gồmTại sao lại có bảng tính cân nặng thai nhi và chiều dài theo chuẩn WHO?Cách đo chiều dài + cân nặng của thai theo từng tuần tuổiBảng tín cân nặng thai nhi và chiều dài theo chuẩn WHOMột số yếu tố làm ảnh hưởng đến chiều dài, cân nặng thai nhi […]

Xét nghiệm gen là gì ? Những đối tượng nên đi xét nghiệm gen
Xét nghiệm gen là gì ? Những đối tượng nên đi xét nghiệm gen

Bài viết bao gồmTại sao lại có bảng tính cân nặng thai nhi và chiều dài theo chuẩn WHO?Cách đo chiều dài + cân nặng của thai theo từng tuần tuổiBảng tín cân nặng thai nhi và chiều dài theo chuẩn WHOMột số yếu tố làm ảnh hưởng đến chiều dài, cân nặng thai nhi […]

Điện thoại

0938232900

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN




    Trung tâm xét nghiệm adn - DNA TESTINGS 0901323100

    VĂN PHÒNG HÀ NỘI:
    Toà F5, Số 112 Trung Kính, Cầu Giấy Hà Nội
    Giờ làm việc: 8:30 đến 18:00
    VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH:
    Tầng Trệt, Tòa nhà LOYAL 151 Võ Thị Sáu, P. Võ Thị Sáu, Q 3. TP.HCM.
    Giờ làm việc: 8:00 đến 17:30