Những năm gần đây, khái niệm bệnh tự kỷ ngày càng được quan tâm và số lượng người mắc chứng bệnh này cũng có con số rất cao, khoảng 70 triệu người trên thế giới mắc chứng tự kỷ (thống kê từ Liên Hợp Quốc). Bạn nghĩ rằng căn bệnh này chỉ xuất hiện ở trẻ em ư? Bài viết này sẽ mang đến cho bạn một góc nhìn tổng quan hơn về bệnh tự kỷ, nó có thể xảy ra rất nhiều ở người lớn.
Hãy cùng xem qua một số các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn để biết được chính bản thân hoặc gia đình, bạn bè của mình có ai đang mắc phải căn bệnh này!
Hãy nắm được khái niệm bệnh tự kỷ
Nhiều người khi thấy người khác thích chơi 1 mình, ít giao tiếp và nhút nhát thì gán cho biệt danh “đồ tự kỷ”. Vậy, nhận định một cách chính xác thì căn bệnh này như thế nào?
Bệnh tự kỷ (autism spectrum disorder – ASD) là hội chứng rối loạn phát triển hệ thần kinh, gây ảnh hưởng quá trình hoạt động bộ não. Người mắc hội chứng này sẽ có khiếm khuyết trong quá trình lập luận, khả năng ngôn ngữ có vấn đề và kỹ năng giao tiếp kém, không thích tương tác xã hội, có sở thích và hành động mang tính lặp lại nhiều lần.
Tự kỷ ở người lớn, nguyên nhân do đâu?
Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về căn bệnh tự kỷ ở người lớn. Thực tế, nhiều người đã hiểu lầm tự kỷ chỉ xuất hiện ở trẻ em nhưng nó lại có khả năng xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào. Với trẻ em, nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến tự kỷ cho đến lúc trưởng thành. Về nguyên nhân gây tự kỷ, các chuyên gia nhận định chưa có nguyên nhân nào được nhận định là chính xác và toàn diện nhưng các giả thiết nghiên về nguyên nhân gây tự kỷ ở trẻ em và người lớn là do:
➢Môi trường độc hại, thường xuyên tiếp xúc hóa chất nồng độ cao sẽ khiến bà mẹ mang thai bị ảnh hưởng, thai nhi có khả năng đột biến gen và có các vấn đề về sức khỏe ngay từ khi sinh ra, trong đó có chứng tự kỷ.
➢Phụ nữ mang thai thường xuyên cảm thấy áp lực, mệt mỏi và tâm trạng nặng nề khi sinh con khả năng đứa bé mắc chứng tự kỷ là rất lớn.
➢Mẹ bầu nhiễm virus Rubella trong thời kỳ mang thai sẽ dẫn đến khả năng cao đứa bé trong bụng mắc chứng bệnh về thần kinh và tự kỷ.
➢Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ em và người lớn. Nếu trong gia đình có họ hàng thân thích mắc chứng bệnh này hoặc các bệnh lý thần kinh thì khả năng di truyền khá cao.
➢Những bệnh lý ở tuyến giáp, thiếu hụt canxi hoặc mắc chứng đái tháo đường, lạm dụng thuốc chữa bệnh trong khi mang thai khiến nguy cơ trẻ sinh ra mắc chứng bệnh tự kỷ cao hơn bình thường.
➢Những bà mẹ mang thai khi tuổi đã khá cao (trên 35) có nguy cơ sinh con khiếm khuyết, tỷ lệ trẻ sinh ra và lớn lên mắc chứng tự kỷ cao hơn trẻ em được sinh ra bởi bà mẹ khỏe mạnh từ 20-35 tuổi.
>> Dây thần kinh số 7 bị liệt có nguy hiểm không?
>>>> Với những nguyên nhân này, bà mẹ sinh con có thể bị tự kỷ và bệnh khó điều trị dứt điểm. Những trẻ tự kỷ có thể sẽ bị bệnh này cho đến khi trưởng thành, bị ảnh hưởng đến nhận thức và khả năng phát triển thua kém hơn người bình thường.
Các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn
Một số các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn mà mỗi chúng ta đều nên biết để nhận định chính xác bản thân hoặc người thân xung quanh có ai đang mắc phải bệnh này, từ đó có hướng giải quyết phù hợp nhất!
#1 Bệnh tự kỷ và sự biểu hiện với các mối quan hệ xung quanh:
● Người tự kỷ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp xã họi, nét mặt và biểu cảm sẽ không tự nhiên, tư thế cơ thể cũng kém tự tin.
● Gặp khó khăn trong việc chia sẻ với mọi người, rất khó để nói ra những vấn đề hay những niềm vui, những thành tựu của mình cho người khác, không thể diễn đạt theo ý muốn của bản thân.
● Người bị bệnh tự kỷ sẽ kém hòa đồng và khó khăn trong việc thấu hiểu, đồng cảm cùng người khác và khó chia sẻ cảm xúc vui buồn.
● Khó thiết lập được mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè và những người đồng trang lứa.
#2 Biểu hiện bệnh tự kỷ ở người lớn trong công việc:
● Khả năng tiếp thu của bệnh nhân tự kỷ rất chậm, khả năng tập trung rất kém và ít khi nói chuyện. Đa phần người mắc chứng bệnh này khó diễn đạt ngôn ngữ và hoàn toàn không có hứng thú trong việc cùng người khác trao đổi.
● Nếu đã bắt đầu cuộc trò chuyện với người khác, bệnh nhân tự kỷ sẽ không thể duy trì trạng thái tự tin và dần khó khăn duy trì cuộc nói chuyện với đối phương.
● Vấn đề tiếp theo biểu hiện ở người lớn mắc chứng tự kỷ chính là họ rất khó để hiểu hết ẩn ý trong câu nói của người khác, không thể hiểu được vấn đề nếu có chút phức tạp.
● Sử dụng ngôn ngữ kém linh họa, thường rập khuôn cũng là một biểu hiện chứng tự kỷ. Nếu từng nghe nói gì đó trước đây và ghi lại dấu ấn, bệnh nhân tự kỷ sẽ thường xuyên lặp lại nó với tần suất nhiều và liên tục.
>> Hướng dẫn uống bột sắn dây đúng cách để tốt cho sức khoẻ
#3 Hành vi của bệnh tự kỷ ở người lớn:
● Với người lớn mắc bệnh tự kỷ, họ thường tập trung vào bộ phận cụ thể mà khó có thể nhìn bao quát. Với món đồ quen thuộc, bệnh nhân tự kỷ có thói quen nhìn vào 1 điểm trên đồ vật mà không nhìn được tổng thể.
● Thường rập khuôn với các hành động máy móc, không có chủ đích và thường lo lắng về một vấn đề nào đó liên tục, không thể dứt ra được nỗi lo lắng thường trực.
>>>> Trên đây là các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn thường gặp nhất. Khoảng 20% người lớn tự kỷ có trí tuệ bình thường nhưng ngôn ngữ đơn điệu, khó khăn trong giao tiếp xã hội và khoảng 80% là đi kèm với các vấn đề khác như chậm phát triển thần kinh, trầm cảm, rối loạn tâm lý,….Lúc này, việc chẩn đoán và điều trị bệnh có phần phức tạp hơn!
Lời khuyên:
Người lớn bị tự kỷ vẫn có thể làm việc và hòa nhập cộng đồng nếu được quan tâm và hỗ trợ. Hãy đi điều trị tâm lý và đừng ngại! Đây là một loại bệnh thông thường như tất cả các bệnh lý thông thường khác, gặp bác sĩ là chuyện không có gì đáng lo lắng.
Ngoài ra, người tự kỷ còn nên được quan tâm và tạo điều kiện hơn để hòa nhập, làm việc và đóng góp cho xã hội như những người khác!
DNA Testings tổng hợp