Xương thủy tinh là gì?
Xương thủy tinh là một tình trạng xương giòn và dễ gãy, có sự cấu tạo không được hoàn chỉnh. Đây là do rối loạn di truyền liên quan đến các cấu trúc xương, người bệnh mắc xương thủy tinh còn gặp một tình trạng là lỏng các khớp. Hệ thống quá trình tạo xương trong cơ thể giảm chất lượng, làm cho các xương bị biến dạng. Bệnh xương thủy tinh cũng liên quan đến các bệnh như là bệnh mù màu, thính lực và cột sống thường gặp các bất thường như là cong vẹo, người bệnh này thường có các bất thường về xương, đa số những ai đang mắc bệnh xương thủy tinh tuổi thọ của họ ngắn hơn của người bình thường.

Nguyên nhân gây ra bệnh xương thủy tinh?
Bệnh xương thủy tinh là một bệnh lý di truyền theo các nhiễm sắc thể. Các đột biến trên gen chịu các trách nhiệm sản xuất ra các chất trong cơ thể làm thiếu chất lượng của xương. Vì vậy những người có khả năng cao mắc bệnh xương thủy tinh đa số là do di truyền chiếm tỉ lệ 50% từ mẹ hoặc cha.

Triệu chứng thường gặp của bệnh xương thủy tinh
Các triệu chứng của bệnh xương thủy tinh đa số là những triệu chứng khác nhau nhưng lại có một điểm chung là đều dễ gãy xương dưới đây là các triệu chứng thường gặp như:
- Chân cong, đi lại khó khăn
- Lỏng các khớp, cơ
- Lòng mắt hơi có màu xanh
- Dễ bị chảy máu
- Cột sống cong vẹo
- Thân hình nhỏ ốm
- Da bị tổn thương
- Răng dễ rụng, dễ vỡ

Bệnh xương thủy tinh có chữa được không?
Hiện nay các nhà khoa học và các chuyên gia trên thế giới vẫn chưa tìm ra cách điều trị bệnh xương thủy tinh, người bệnh cần phải thường xuyên đi thăm khám định kỳ để được các bác sĩ tư vấn và theo dõi thường xuyên, để được đưa ra các biện pháp chỉnh hình và phục hồi chức năng.
>> Xem thêm: THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM – NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG CÁCH ĐIỀU TRỊ
Điều trị xương thủy tinh như thế nào?
Chế độ sinh hoạt hợp lý
- Chế độ ăn uống nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi và các thực phẩm chứa nhiều vitamin sẽ giúp tăng cường các dưỡng chất cho xương chắc khỏe.
- Không nên sử dụng các chất kích thích như là thuốc lá bia rượu để giảm bớt các chất xấu cho cơ thể.
- Sử dụng thuốc để điều trị bệnh xương thủy tinh có thể ngăn ngừa được gãy xương, giảm tiến triển của bệnh, vì thế người bệnh cần phải theo dõi và nghe lời tư vấn của các bác sĩ không nên tự ý kê đơn và sử dụng.
- Tập vật lý trị liệu một số bài tập nhẹ sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa được gãy xương. Bơi lội đây là phương pháp điều trị thường được áp dụng giúp các cơ xương tốt, với lại khi lại khi bơi dưới nước sẽ không có thể gãy xương. Thường xuyên đi bộ giúp cho cơ thể để được phục hồi tốt nhất cho cơ thể.
DNA Testings tổng hợp.