Virus viêm gan B có thể sống trong máu và các chất dịch tiết khác của người bệnh, gây ra bệnh viêm gan B mãn tính. Lúc này, người bệnh buộc phải đồng ý chung sống với virus viêm gan B suốt đời. Bệnh viêm gan B ở phụ nữ có thai có di truyền hay lây nhiễm sang thai nhi không?, có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không?,… Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bệnh viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của gan, có thể gây nhiễm trùng gan, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Hiện nay, virus viêm gan B vẫn là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có hơn 2 tỷ người mắc bệnh trong tổng số khoảng 400 triệu người trên thế giới mắc bệnh viêm gan B mãn tính, với 1,5 triệu ca nhiễm mới mỗi năm. Tại Việt Nam, số người nhiễm virus viêm gan B chiếm khoảng 20% dân số.
Viêm gan B mãn tính là nguyên nhân chính dẫn đến suy gan, xơ gan và ung thư gan. Viêm gan B có thể xảy ra với bất kỳ ai, trong đó có cả phụ nữ mang thai.
Triệu chứng bị viêm gan B ở phụ nữ có thai
Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm của người phụ nữ, giai đoạn này hệ thống miễn dịch của mẹ sẽ tập trung vào việc bảo vệ sức khỏe thai nhi nên việc tăng sức đề kháng của bà bầu là rất ít. Đồng thời, nếu mắc bệnh viêm gan B giai đoạn đầu, biểu hiện bệnh không rõ ràng, khó phát hiện với một số triệu chứng thông thường như:
- Cơ thể mệt mỏi, giống như cảm cúm, đau nhức mình mẩy;
- Có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn và buồn nôn;
- Vàng da, vàng mắt, thậm chí nước tiểu có màu vàng sẫm;
- Phân màu xanh xám, sẫm màu;
- Thường xuyên rối loạn tiêu hóa;
- Đau hạ sườn phải;
- Xuất huyết dưới da;
Xem thêm: Bệnh sởi có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ tới thai nhi
Tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang thai nhi sẽ tùy vào trường hợp, 90% phụ nữ mang thai bị nhiễm vi rút viêm gan B cấp tính và 10% đến 20% phụ nữ bị viêm gan B mãn tính sẽ truyền vi rút cho con của họ:
- 3 tháng đầu: tỷ lệ mẹ truyền cho con khoảng 1%;
- 3 tháng giữa: tỷ lệ mẹ truyền cho con khoảng 10%;
- 3 tháng cuối: tỷ lệ mẹ truyền cho con lên đến 60%-70%;
Nếu mẹ bầu không được phát hiện viêm gan B sớm, tỉ lệ trẻ bị lây nhiễm có thể lên đến 90%. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu được phát hiện mắc bệnh từ trước và có biện pháp điều trị đúng cách, tỷ lệ thai nhi bị nhiễm là rất thấp.
Nếu trẻ bị nhiễm, khi trưởng thành có đến 25% trường hợp có nguy cơ chết vì các bệnh về gan như xơ gan hoặc ung thư gan.
Xem thêm: Giá xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT
Mẹ bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi?
Virus viêm gan B sống chủ yếu trong máu và dịch tiết sinh dục của phụ nữ mang thai và không qua nhau thai. Do đó không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi như các loại virus khác như rubella, cúm,… Nếu mẹ là người mang virus viêm gan B thì thai nhi vẫn phát triển bình thường, không bị dị tật thai nhi.
Tuy nhiên, nếu trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu chuyển biến nặng sẽ có nguy cơ cao sinh non.
Đối với những trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm vi rút viêm gan B, vài giờ sau khi sinh trẻ sẽ được tiêm liều vắc xin viêm gan B đầu tiên và tiêm một mũi tiêm globulin miễn dịch viêm gan B (HBIg). Hai liều vắc xin viêm gan B tiếp theo sẽ được tiêm cho con bạn trong vòng 6 tháng tới. Sau khi hoàn thành các đợt tiêm phòng ở trên, bé sẽ được xét nghiệm vi rút viêm gan B.
DNA Testings tổng hợp.