Bệnh tay chân miệng ở trẻ em | Triệu chứng và cách điều trị

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ: HỒ KIM CHÂU

Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện là sốt, đau họng, nổi mụn nước tập trung ở tay, chân, miệng. BTCM rất dễ lấy lan, vậy nên hãy cùng nâng cao hiểu biết để có những xử lý phù hợp khi phát hiện bệnh và kiểm soát bệnh đúng cách.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng (BTCM) là bệnh truyền nhiễm do vi rút đường ruột gây ra. Nguyên nhân gây bệnh là do 2 nhóm tác nhân là Coxsackievirus A16 và enterovirus 71 (EV71). Đây là nhóm vi rút có sức sống bền bỉ. Nó có khả năng tồn tại từ nhiệt độ lạnh đến rất cao: trong 30 phút vi rút bị bất hoạt ở nhiệt độ 560 độ C; Ở nhiệt độ lạnh – 40 độ C, virus có thể tồn tại đến 3 tuần trong môi trường.

benh-tay-chan-mieng-o-tre-em

Các bề mặt trong môi trường chung có người bị bệnh thường là nơi  chứa vi rút như đồ dùng nhà bếp, mặt bàn, ghế, giường, đồ chơi chung. Biểu hiện chính của bệnh là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng mụn nước tập trung ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông và đầu gối.

Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở mẹ bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng

Vi rút gây bệnh tay chân miệng lây truyền dễ dàng và nhanh chóng, trực tiếp từ người này sang người khác qua chất tiết từ mũi, miệng, qua đường miệng trực tiếp hoặc tiếp xúc với phân, nước bọt của người bệnh.

Thời kỳ ủ bệnh là thời điểm lý tưởng nhất để virus lây lan. Các phương thức lây truyền bệnh tay chân miệng có thể kể đến như sau: 

  •  Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh;
  •  Trẻ tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng cá nhân mang mầm bệnh; 
  •  Tiếp xúc với dịch mũi, bọng nước hoặc phân của người bị bệnh;

Trẻ em mắc bệnh chủ yếu do ăn phải vi rút gây bệnh. Trẻ tiếp xúc với mầm bệnh từ môi trường chủ yếu  qua  tay, sau đó cho vào miệng và nuốt vi rút. Bệnh tay chân miệng là bệnh rất dễ lây lan và trở thành dịch.

Cách nhận biết bệnh tay chân miệng qua các triệu chứng

Đa số trẻ mắc tay chân miệng nếu được phát hiện sớm và theo dõi sát sẽ được điều trị nhẹ nhàng, ngăn ngừa biến chứng, giảm nguy cơ tử vong.

Các giai đoạn bệnh khác nhau sẽ có các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết khác nhau.

Giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 3-6 ngày, bệnh lúc này thường chưa có biểu hiện.

Giai đoạn khởi phát bệnh tay chân miệng gồm các triệu chứng:

  • Trẻ bị sốt nhẹ từ 37,5-38 độ C hoặc sốt cao từ 38-39 độ C, kèm với mệt mỏi;
  • Đau rát răng miệng, đau họng;
  • Tiêu chảy, biếng ăn;
  • Chảy nhiều nước bọt;

Giai đoạn toàn phát: Đây là giai đoạn trẻ có những biểu hiện rõ ràng và ồ ạt với các biểu hiện:

Trẻ bị phát ban dạng bọng nước hình bầu dục có đường kính 2-10mm ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông,… tuy nhiên lại không đau, không ngứa và có thể lồi hoặc xuất hiện ẩn dưới da.

Niêm mạc má, lợi, lưỡi của trẻ bị loét với các bọng nước 2-10mm khiến trẻ đau làm khó ăn.

Trẻ có thể bị rối loạn tri giác, rối loạn toàn thân.

trieu-chung-nhan-biet-benh-tay-chan-mieng
Bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm qua các giọt bắn của dịch mũi, nước bọt…

Cha mẹ cần chú ý kỹ, vì một số trường hợp trẻ không có những dấu hiệu trên hoặc dấu hiệu không quá rõ rệt. Trẻ có thể chỉ xuất hiện loét miệng làm cha mẹ nhầm lẫn với loét miệng thông thường.

Nếu trẻ có triệu chứng nhẹ, cha mẹ có thể cách ly trẻ và điều trị tại nhà, bệnh sẽ khỏi sau 7-10 ngày. Nhưng nếu trẻ sốt cao từ 39 độ C cùng với các biểu hiện như co giật và khó thở, cần đưa trẻ ngay đến trung tâm y tế.

Điều trị bệnh tay chân miệng

Mục tiêu chính của điều trị tay chân miệng  là điều trị triệu chứng và các biện pháp điều trị tích cực để duy trì chức năng sống trong các trường hợp nặng, đặc biệt là suy tuần hoàn, suy hô hấp.

  • Khi trẻ sốt cao trên 38,5℃ cần cho trẻ sử dụng ngay thuốc hạ sốt acetaminophen (paracetamol);
  • Cung cấp đủ nước, tránh trẻ bị mất nước, có thể cho trẻ uống kèm điện giải như (oresol, hydrite);
  • Bổ sung vitamin C và kẽm cho trẻ;
  • Lau sạch miệng và họng trẻ trước và sau khi ăn bằng dung dịch glycerin borat, các dung dịch sát khuẩn, giảm đau giúp trẻ dễ ăn hơn.
  • Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng nặng như chứng não, màng não cần chuyển ngay lên tuyến trên để điều trị.

Cần lưu ý, bệnh tay chân miệng ở trẻ em là bệnh nhiễm khuẩn do vi rút đường ruột gây ra nên các loại thuốc kháng sinh thường sẽ không có tác dụng điều trị bệnh. Ngược lại, việc tự ý sử dụng kháng sinh có thể gây nguy hại đến sức khỏe, làm bệnh nặng thêm, tạo ra tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng, gây khó khăn rất lớn trong việc điều trị bệnh nói chung và điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em nói riêng.

dieu-tri-tay-chan-mieng

Xem thêm các thông tin hữu ích cho cha mẹ tại Tin tức

Cách phòng ngừa bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ nhỏ

  • Xây dựng văn hóa vệ sinh trong gia đình, lớp học và trường học; đặc biệt là những người tiếp xúc trực tiếp với trẻ em…;
  • Rửa và vệ sinh đồ chơi và dụng cụ sau khi sử dụng (nên dùng hóa chất khử trùng).;
  • Giữ vệ sinh tay tốt sau khi thay tã, quần lót, tiếp xúc với phân, nước bọt. Không tiết ra hoặc bắn nước bọt hoặc phân ra môi trường;
  • Làm sạch sàn  bằng dung dịch khử trùng. Sử dụng nước sạch;
  • Đối với trẻ  mẫu giáo: lau sạch các bề mặt, đồ chơi, dụng cụ nhà bếp;
  • Rửa cho trẻ thật sạch bằng xà phòng và nước;
  • Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ Theo dõi các dấu hiệu của điểm biến chứng sớm;
  • Các đồ dùng cá nhân trong ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, bát ăn cơm, thìa… phải được đun sôi và sử dụng riêng cho từng trẻ;
  • Đồ chơi trẻ em và các vật dụng thường dùng phải được khử trùng bằng các dung dịch khử trùng được khuyến cáo về mặt y tế như dung dịch cloramin B 2%, dung dịch thuốc tẩy hoặc xà phòng sát trùng để tạo sự an toàn cho trẻ;

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng từ sớm vẫn là biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của con trẻ. Hy vọng qua bài viết trên, DNA Testings đã gửi đến quý phụ huynh những kiến thức hữu ích cần thiết.

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM ADN – DNA TESTINGS

Địa chỉ tại TP. Hồ Chí Minh
Quận 3: 
– Địa chỉ: Tầng Trệt, Tòa nhà LOYAL 151 Võ Thị Sáu, P. Võ Thị Sáu, Q 3. TP.HCM
– Hotline: 0938232900

Quận 5: 
– Địa chỉ: 274 Hải Thượng Lãn Ông, Phường 14, Quận 5 TP.HCM
– Hotline: 0938232900
Quận 11:
– Địa chỉ: 564 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh (đối diện bệnh viện chợ Rẫy).
– Hotline : 0938232900
TP. Thủ Đức:
– Địa chỉ: Số 11 Đường 49, Khu phố 6, Phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP.HCM
– Hotline: 0938232900
Địa chỉ tại Hà Nội:
– Địa chỉ: Toà F5, Số 112 Trung Kính, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
– Hotline: 0902.313.800
Hệ thống trung tâm: Xem chi tiết tại đây 
Website: dnatestings.vn

Tin Liên Quan

Bệnh di truyền lặn đơn GEN là gì? Tại sao Bố Mẹ nên sàng lọc sớm?
Bệnh di truyền lặn đơn GEN là gì? Tại sao Bố Mẹ nên sàng lọc sớm?

80% số trẻ em bị rối loạn di truyền (bệnh di truyền lặn đơn Gen) được sinh ra bởi cha mẹ hoàn toàn khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh. Đây là mối nguy cho mỗi gia đình, mối lo cho toàn xã hội. Đã đến lúc phải hiểu về bệnh và có biện pháp […]

Xét nghiệm ADN với mục đich di dân nhập tịch
Xét nghiệm ADN với mục đich di dân nhập tịch

Bài viết bao gồmBệnh tay chân miệng là gì?Con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệngCách nhận biết bệnh tay chân miệng qua các triệu chứngĐiều trị bệnh tay chân miệngCách phòng ngừa bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ nhỏXét nghiệm ADN với mục đích di dân nhập tịch Xét nghiệm ADN với những mục […]

Xét nghiệm ADN cần những giấy tờ gì ?
Xét nghiệm ADN cần những giấy tờ gì ?

Giấy tờ xét nghiệm ADN là một loại giấy tờ cần thiết để thực hiện xét nghiệm ADN. Nó có thể bao gồm thông tin về mục đích xét nghiệm, thông tin cá nhân của người được xét nghiệm và hợp đồng quản lý dữ liệu ADN. Giấy tờ này cũng có thể bao gồm […]

Xét nghiệm ADN bằng nước ối là gì ? Có nguy hiểm không ?
Xét nghiệm ADN bằng nước ối là gì ? Có nguy hiểm không ?

Bài viết bao gồmBệnh tay chân miệng là gì?Con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệngCách nhận biết bệnh tay chân miệng qua các triệu chứngĐiều trị bệnh tay chân miệngCách phòng ngừa bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ nhỏChọc ối xét nghiệm ADN là gì ? Chọc ối để xét nghiệm có nghĩa là […]

Lần đầu tiên ở Việt Nam ghi nhận ca song thai cùng trứng khác kiểu gene hiếm gặp trên thế giới
Lần đầu tiên ở Việt Nam ghi nhận ca song thai cùng trứng khác kiểu gene hiếm gặp trên thế giới

Bệnh viện phụ sản Hà Nội ngày 9/11 vừa công bố một ca song thai cùng trứng khác kiểu gen hiếm gặp trên thế giới lần đầu tiên phát hiện tại Việt Nam. Thông tin về ca song thai hiếm gặp lần đầu tiên phát hiện tại Việt Nam do thạc sĩ Nguyễn thị Sim […]

Xét nghiệm gen di truyền cho các mẹ bầu và những điều cần biết
Xét nghiệm gen di truyền cho các mẹ bầu và những điều cần biết

Nếu bạn đang có ý định mang thai hoặc đang mang thai thì xét nghiệm gen đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của thai nhi và thai phụ trong quá trình mang thai. Xét nghiệm gen trong thời kỳ mang thai là gì ?  Xét nghiệm gen trong lần hẹn đầu […]

Xét nghiệm gen ung thư là gì ? Các yếu tố gây nguy cơ ung thư di truyền 
Xét nghiệm gen ung thư là gì ? Các yếu tố gây nguy cơ ung thư di truyền 

Bài viết bao gồmBệnh tay chân miệng là gì?Con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệngCách nhận biết bệnh tay chân miệng qua các triệu chứngĐiều trị bệnh tay chân miệngCách phòng ngừa bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ nhỏXét nghiệm gen ung thư là gì ? Xét nghiệm gen ung thư giúp tìm kiếm […]

Xét nghiệm gen là gì ? Những đối tượng nên đi xét nghiệm gen
Xét nghiệm gen là gì ? Những đối tượng nên đi xét nghiệm gen

Bài viết bao gồmBệnh tay chân miệng là gì?Con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệngCách nhận biết bệnh tay chân miệng qua các triệu chứngĐiều trị bệnh tay chân miệngCách phòng ngừa bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ nhỏXét nghiệm gen là gì ? Xét nghiệm gen là phương pháp phân tích các DNA […]

Điện thoại

0938232900

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN




    Trung tâm xét nghiệm adn - DNA TESTINGS 0901323100

    VĂN PHÒNG HÀ NỘI:
    Toà F5, Số 112 Trung Kính, Cầu Giấy Hà Nội
    Giờ làm việc: 8:30 đến 18:00
    VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH:
    Tầng Trệt, Tòa nhà LOYAL 151 Võ Thị Sáu, P. Võ Thị Sáu, Q 3. TP.HCM.
    Giờ làm việc: 8:00 đến 17:30