Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện kịp thời có thể chuyển biến nhanh và phức tạp hơn người trưởng thành rất nhiều. Nguyên nhân có thể do mẹ bầu nhiễm bệnh sởi trong 2-3 tuần cuối thai kỳ và lây cho trẻ. Cùng tìm hiểu bệnh sởi có nguy hiểm cho trẻ sơ sinh không?, Những điều bố mẹ cần lưu ý trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sởi
Theo thống kê, số trẻ mắc sởi tại các bệnh viện nhi, cơ sở y tế thời gian gần đây có chiều hướng gia tăng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra và rất dễ mắc phải. Căn bệnh này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, do khả năng phòng vệ của trẻ còn rất non yếu.
Bệnh sởi do một loại virus thuộc giống Morbillivirus, họ Paramyxoviridae gây ra. Sởi là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính, bệnh được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong cho trẻ nếu không được nhận biết và chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Hiện nay, nhờ tiêm chủng, tỷ lệ tử vong do bệnh sởi đã giảm đáng kể trên toàn thế giới, với khoảng 100.000 bệnh nhân mắc sởi tử vong mỗi năm, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi, các nước kém phát triển có tỷ lệ phòng bệnh sởi thấp hơn các nước đang phát triển và phát triển.
Dấu hiệu nhận biết bị sởi của trẻ sơ sinh
Các triệu chứng bị sởi ban đầu của trẻ sơ sinh thường chỉ như cơn cảm lạnh thông thường: ho, sổ mũi, sốt nhẹ,…
Cha mẹ có thể phát hiện sớm qua triệu chứng khác như những đốm màu trắng xám( hạt Koplik) trong miệng trẻ. Sau 2-4 ngày ban sởi mới bắt đầu hơi hồng trên bề mặt da. Tuy nhiên sẽ mọc không tuần tự từ sau tai đến mặt, thân mình trong 3 ngày.
Kèm với các triệu chứng phát ban, trẻ mắc bệnh sởi cũng có thể xuất hiện thêm các triệu chứng sau:
- Tiêu chảy, nôn ói;
- Mệt mỏi, quấy khóc;
- Bỏ bú, biếng ăn
Tuy nhiên, do trẻ sơ sinh vẫn còn miễn dịch của mẹ truyền qua nhau thai, nên bệnh sẽ không chuyển biến rầm rộ như trẻ lớn.
Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Do phản ứng miễn dịch của cơ thể trẻ bị suy giảm sau khi mắc bệnh sởi nên trẻ rất dễ bị nhiễm các bệnh nhiễm trùng khác. Các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay nếu trẻ sơ sinh có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Hầu hết các trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi là do biến chứng của bệnh, và thường xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi hoặc trên 20 tuổi như:
- Viêm tai giữa dẫn đến bị mất thính lực;
- Viêm thanh quản;
- Nhiễm trùng hệ hô hấp;
Xem thêm: Bệnh sởi có ảnh hưởng đến thai nhi không
Những điều cha mẹ cần lưu ý khi trẻ sơ sinh bị sởi
Để giảm nhẹ và không để các triệu chứng bệnh trở nặng, cha mẹ cần chú ý:
- Khi trẻ bị sốt: Cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao 38,5 độ C, liều lượng và cách sử dụng cần trao đổi với bác sĩ. Nên cho trẻ ở trong phòng thông thoáng, không mặc quá nhiều quần áo hoặc quấn chăn. Cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình, chia nhỏ các cữ để tránh mất nước cho trẻ.
- Nếu trẻ bị ho nhưng không kèm theo thở nhanh cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc ho nhưng phải có chỉ định của bác sĩ hoặc có thể dùng trà chanh, mật ong cũng an toàn (lưu ý không nên dùng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi). ) .
- Trẻ bị ngạt mũi gây khó khăn cho việc bú mẹ, vì vậy cha mẹ nên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để thông mũi trước khi bú hoặc ăn.
- Trẻ mắc bệnh sởi thường bị đỏ mắt, cha mẹ nên che mặt cho trẻ và lau cho trẻ bằng khăn mềm ẩm. Nếu mắt bị kẹt, hãy đưa trẻ đi khám.
- Cho trẻ súc miệng bằng nước sạch nhiều lần trong ngày, ngăn ngừa loét miệng.
- Trẻ mắc bệnh sởi thường bị tiêu chảy, nôn trớ, bỏ ăn do loét miệng. Vì vậy, cần tăng cường cho trẻ bú mẹ, chia nhỏ bữa ăn. Cân nhắc lựa chọn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa cho trẻ để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng.
- Người chăm sóc trẻ cũng không nên tiếp xúc với trẻ mắc bệnh sởi hoặc trẻ nghi mắc bệnh, sau tiếp xúc cần thay quần áo và tắm rửa sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ để giảm nguy cơ mắc bệnh sởi tránh lây nhiễm.
Có nên tắm và kiêng gió cho trẻ bị sởi?
Việc tắm sẽ giúp sát khuẩn giữ cho trẻ sạch sẽ, làm sạch các chất bài tiết trên da giúp trẻ thoải mái. Khi tắm xong cần lau khô người bé, cho mặc đồ rộng rãi thoải mái.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng việc tắm, mỗi ngày chỉ nên tắm cho trẻ 1 lần. Và phải tắm bằng nước ấm, nơi kín gió và không tắm quá lâu.
Nên tránh gió tự nhiên lùa, nhưng không nên mặc đồ cho trẻ quá dày, đồng thời bật quạt ở mức nhỏ để tạo không khí lưu thông trong phòng.
Bệnh sởi chỉ nguy hiểm khi phát hiện muộn và chăm sóc sai cách. Nên mẹ bầu nên chú ý khám sức khỏe tổng quát và đầy đủ trước sinh để đảm bảo sức khỏe thai kỳ. Khi phát hiện trẻ mắc bệnh sỏi, không nên tự ý mua thuốc tại nhà mà nên hỏi ý kiến của bác sĩ có chuyên môn. Nếu phát hiện bệnh trở nặng phải lập tức đưa trẻ đến các trung tâm y tế chăm sóc kịp thời. DNA Testings chúc mẹ và bé luôn vui tươi và có thể lực khỏe trong suốt thai kỳ.
Theo dõi nhiều thông tin bổ ích dành cho mẹ và bé tại Tin tức.