Bệnh rối loạn tiền đình là một hội chứng rất phổ biến, bệnh thường đi kèm qua các theo các biến chứng về huyết áp, tiểu đường, tuần hoàn máu não. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể chuyển qua mãn tính. Vì vậy DNA TESTINGS sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không và phương pháp điều trị như thế nào sẽ có trong bài viết này nhé.
Bệnh rối loạn tiền đình là gì?
Bệnh rối loạn tiền đình là hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra và bản chất của chúng là hệ quả của sự rối loạn tích hợp thăng bằng trong bộ máy tiền đình và trong hệ thần kinh trung ương. Nó khiến tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, ù tai, buồn nôn… Các triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần và xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và khả năng lao động của người bệnh. Rối loạn tiền đình được chia ra thành 2 loại gồm:
- Rối loạn tiền đình nguồn gốc trung ương
- Rối loạn tiền đình nguồn gốc ngoại biên

>> Tham khảo thêm: TIN TỨC
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình nguồn gốc trung ương
Loại trường hợp này là rối loạn tiền đình này bắt nguồn từ việc tổn thương nhân tiền đình ở thân não và tiểu não. Các triệu chứng của bệnh tuy ít rầm rộ hơn nhưng lại khá nguy hiểm và khó điều trị hơn so với nhóm bệnh trên.
Rối loạn tiền đình nguồn gốc ngoại biên
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên, biểu hiện lâm sàng tùy theo nguyên nhân mà có biểu hiện chóng mặt thoáng qua, chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm sang tư thế ngồi. Ngoài ra, có thể bị chóng mặt dữ dội và kéo dài, người bệnh không thể đi lại hoặc chuyển từ tư thế nằm sang tư thế ngồi.
- Sử dụng quá nhiều các chất kích thích như rượu; bia; thuốc lá; ma túy
- Tuổi tác đây là một nguyên nhân của bệnh thường gặp ở người lớn tuổi với suy giảm chức năng của một số cơ quan.

Triệu chứng mắc bệnh rối loạn tiền đình
Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh rối loạn tiền đình là chóng mặt kèm theo hoa mắt, không kiểm soát được tư thế, chóng mặt, đứng ngồi khó khăn, nhất là khi trở mình. Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện buồn nôn hoặc nôn, đau đầu, tê bì chân, khó tập trung, hay quên. Ngoài ra, bệnh nhân rối loạn tiền đình còn có hiện tượng nhịp tim, thở nhanh, hồi hộp.

>> Xem thêm: BỆNH VIÊM GAN B CÓ THỂ LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
Bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không ?
Bệnh rối loạn tiền đình là một căn bệnh tuy không gây nguy hiêm về tính mạng những có thể để lại các biến chứng cho thở thể làm cho cơ thể suy yếu có thể suy ra các bệnh khác như:
- Thường xuyên đau đầu bất chợt
- Thường xuyên bực bội, cáu gắt với mọi người
- Tăng nguy cơ mắc thính lực cao
- thường xuyên ngất xỉu bất ngờ
Các phương pháp chữa trị bệnh rối loạn tiền đình
Chế độ ăn uống hợp lý trong một số trường hợp mắc bệnh, phù nội dịch, thứ phát sau chóng mặt liên quan đến chứng đau nửa đầu, có thể giúp kiểm soát các triệu chứng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống.
Các loại Thuốc điều trị rối loạn tiền đình chỉ được áp dụng trong giai đoạn ban đầu, cấp tính (thời gian kéo dài đến 5 ngày) hoặc mãn tính (kéo dài liên tục).
Phẫu thuật được các bác sĩ chỉ định khi các phương pháp trên không hiệu quả trong việc kiểm soát chóng mặt và các triệu chứng khác do rối loạn tiền đình gây ra.
Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình:bao gồm các bài tập phối hợp đầu, cơ thể và mắt để rèn luyện não bộ nhận biết, xử lý và điều phối các tín hiệu từ hệ thống tiền đình.
Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm được áp lực cho người bệnh.
Hạn chế đọc sách, sử dụng điện thoại hay làm việc trên máy tính khi đang ngồi trên xe ô tô, xe buýt hoặc tàu lửa

Những câu hỏi thường gặp của bệnh rối loạn tiền đình
Bệnh nhân rối lọa tiền đình nên ăn gì ?
Cần bổ sung các các dưỡng chất chứa nhiều vitamin C giúp cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mặt, giúp cải thiện bệnh tốt hơn. Thực hiện bổ sung các chất như vitamin nhóm b giúp tăng cường sức đề kháng chống các biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, các thực phẩm như là trái cây như chuối; táo; các loại thực phẩm chứa tinh bột. Không nên sử dụng các chất béo vị thế ảnh hưởng trong lúc điều trị của bệnh nhân.
DNA Testings tổng hợp