Bệnh chân tay miệng là một căn bệnh phổ biến nhất tại Việt Nam. Bệnh thường mắc phải ở mọi lứa tuổi đa số là trẻ em. Đây là nỗi lo của rất nhiều người. Vậy để hiểu thêm về bệnh chân tay miệng là gì? các triệu chứng và điều trị ra sao sẽ có trong bài viết dưới đây nhé.
Bệnh chân tay miệng là gì ?
Bệnh chân tay miệng là bệnh có thể lây từ người qua người, bệnh có thể trở thành dịch. Bệnh chân tay miệng do một loại vi-rút gây ra, bệnh thường mắc phải ở các trẻ nhỏ, nhất là dưới 5 tuổi. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh,bệnh chủ yếu lây qua hệ tiêu hóa. Bệnh rất nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời
Triệu chứng bệnh chân tay miệng
Triệu chứng bệnh chân tay miệng ở người lớn
Thường có các triệu chứng ban đầu như sốt, đau họng, mệt mỏi cơ thể, thẩm trí dẫn đến hôn mê sâu, chảy nước mũi, chán ăn. Các mụn nước xuất hiện trên lưỡi, lợi và bên trong má, gây đau đớn cho người bệnh. Nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc thậm chí mông, bụng, lưng nhưng không ngứa. Các vết loét có thể xuất hiện và mọc trong miệng, gây đau. Những vết loét này được gọi là herpanginas, xuất hiện như những nốt thường nằm sâu trong khoang miệng. Chúng cũng có thể hình thành mụn nước và thậm chí còn đau hơn. Đồng thời với các vết loét hoặc một thời gian sau khi chúng xuất hiện, có thể phát ban và ngứa ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Phát ban có thể lan ra tay, chân, mông, bộ phận sinh dục, bụng và lưng.

>> Tham khảo: DỊCH VỤ
Triệu chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ em
- Giai đoạn ủ bệnh: Trong giai đoạn này trẻ em sẽ có các triệu chứng để nhận biết sớm của bệnh. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em sẽ có các tình trạng trẻ bị sốt từ 38 độ C , mệt mỏi trong cơ thể, đau họng, trẻ sẽ biếng ăn và chảy nước dãi nhiều, tiêu chảy.
- Giai đoạn khởi phát: Các triệu chứng ở giai đoạn này của bệnh tay chân miệng là sốt nhẹ, đau họng, chảy nước mũi, cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, có khi sờ thấy hạch ở cổ, nổi hạch ở hàm dưới.
- Giai đoạn toàn phát: Trẻ bắt đầu phát ban ở cơ thể. Ngoài các triệu chứng điển hình trên, tùy theo cơ địa mà bệnh tay chân miệng còn xuất hiện thêm các triệu chứng như: Rất ít mụn nước xen kẽ với ban đỏ hoặc chỉ xuất hiện ban đỏ. Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh chỉ bị loét miệng.

>> Tham khảo thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em | Triệu chứng và cách điều trị
Cách điều trị bệnh chân tay miệng
Cách điều trị bệnh chân tay miệng ở người lớn
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý: không ăn thức ăn chua, mặn hoặc cay. Tránh thức ăn đặc, khiến bạn phải nhai nhiều, điều này sẽ làm tăng cảm giác chán ăn. Uống nhiều nước, dùng thức ăn nguội, nguội và mềm. Làm sạch răng sau khi ăn. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ thường xuyên
- Bổ sung các chất vitamin cho trẻ
- Trẻ cần được nghỉ ngơi, tránh kích thích
- Ngoài ra, ba mẹ phải vệ sinh da sạch sẽ cho trẻ để tránh bội nhiễm vi khuẩn bằng cách: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát khuẩn nhẹ như nước lá chè xanh, lá mồng tơi… Sau khi tắm xong dùng dung dịch betadine bôi lên các nốt mụn nước trên da. Lưu ý cần theo dõi bé thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị kịp thời những biến chứng nguy hiểm.
- Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như sốt cao > 40 độ C , co giật, hôn mê, nhịp tim đập nhanh,nên đưa trẻ tới các trung tâm y tế để được sự tư vấn của các bác sĩ.
>> Xem thêm: BỆNH GAN NHIỄM MỠ – DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ
Bệnh chân tay miệng lây qua đường nào ?
Bệnh chân tay miệng lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Virus gây bệnh tồn tại trong nước bọt, hắt hơi, sổ mũi, phân, dịch mụn nước trên da, niêm mạc,… Cơ chế gây bệnh của các chủng virus này khiến cơ thể tăng tiết dịch trong trường hợp bị bệnh. Trẻ hắt hơi, nhỏ giọt, ngậm đồ chơi chung là những con đường lây truyền bệnh thuận lợi. Khi phát ra bên ngoài, vi-rút vẫn có thể tồn tại rất lâu trong môi trường nhiệt độ phòng, bám vào đồ dùng, đồ chơi, sàn nhà, cốc, khăn và quần áo. Nếu trẻ khỏe mạnh tiếp xúc với môi trường này sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh.
Những biện pháp phòng ngừa bệnh chân tay miệng
Hiện nay bệnh chân tay miệng chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh chân miệng.Vì vậy hãy uống nhiều nước và dùng thuốc đúng theo bác sĩ để phòng ngừa bệnh chân tay miệng

- Vệ sinh nơi ở, vật dụng cần thiết những vật thường xuyên tiếp xúc hằng ngày nên phải vệ sinh bằng xà bông thông thường, vệ sinh nơi ở sạch sẽ phun khử khuẩn thường xuyên
- Vệ sinh cá nhân thường xuyên rửa tay bằng xà bông, sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi ăn
- Vệ sinh thức ăn cần phải đảm bảo chế độ ăn hợp lý đầy đủ các chất dinh dưỡng, nên ăn các thực phẩm chín, uống sôi, để tránh tổn thương đường ruột
- Cách ly và điều trị kịp thời phải đưa ngay đến các cơ sở y tế để được theo dõi và cách ly, tránh tiếp xúc với người khác để tránh lây lan