Bệnh Celiac ở trẻ em hay là bệnh không dung nạp gluten là một rối loạn di truyền gây ra do tình trạng dị ứng với gluten. Chúng ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột như viêm, bất sản ruột non, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh cũng có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh Celiac (không dung nạp Gluten) ở trẻ em là gì?
Bệnh Celiac hay còn gọi là bệnh không dung nạp gluten, là bệnh do phản ứng với mảnh gliadin của gluten, ngăn cản cơ thể hấp thụ các thực phẩm có chứa gluten. Gluten là các loại protein khác nhau được tìm thấy trong lúa mì và các loại ngũ cốc khác như lúa mạch, lúa mạch đen, đại mạch.
Bệnh Celiac có tỷ lệ gặp phải ở trẻ em khá cao khoảng 1%. Khi mắc bệnh, hệ miễn dịch của trẻ sẽ phản ứng với gluten là phá hủy niêm mạc ruột non, gây ra các rối loạn tiêu hóa và giảm hấp thu chất dinh dưỡng cho tre.
Bệnh có thể gặp phải ở mọi giới tính và lứa tuổi khác nhau.
Triệu chứng bệnh celiac ở trẻ em
Các triệu chứng ơ trẻ có thể xuất hiện vào khoảng 6 tháng tuổi, khi trẻ bắt đầu được làm quen với thức ăn có chứa gluten. Các triệu chứng có thể khác nhau ở các độ tuổi khác nhau của trẻ như sau:
- Trẻ sơ sinh và mới biết đi: Nôn ói, quấy khóc nhiều, chậm lớn, xì hơi, tiêu chảy có mùi hôi,…;
- Trẻ em trong độ tuổi đi học: Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón thường xuyên, dậy thì chậm, viêm da,…;
Các triệu chứng trên có thể không được chú ý, hoặc một số trường hợp hoàn toàn không có triệu chứng. Sự thật đa số mọi người bị bệnh celiac không được chẩn đoán.
Biến chứng bệnh Celiac ở trẻ em
Bệnh celiac có nguy hiểm không? câu trả lời là có. Bệnh có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Nếu bệnh Celiac ở trẻ em không được điều trị, có thể phát triển các biến chứng:
- Ung thư hạch và ung thư biểu mô ruột non;
- Men răng bị tổn thương;
- Vô sinh;
- Suy dinh dưỡng;
- Loãng xương;
- Bệnh tuyến giáp;
- Co giật, mất cảm giác ở các chi;
- Không dung nạp lactose;
Vì vậy khi nghi ngờ bị bệnh hay trong gia đình bạn có người bị bệnh Celiac nên đến khám và làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh sớm để có biện pháp điều trị.
Con bạn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh celiac nếu mắc các hội chứng như hội chứng down, hội chứng turner, hội chứng williams,… hoặc cha mẹ hay anh chị em cũng mắc hội chứng này.
Chẩn đoán bệnh celiac ở trẻ em
Bác sĩ thường chẩn đoán bệnh celiac dựa vào xét nghiệm máu, hỏi các câu hỏi về tiền sử bệnh gia đình bạn. Nếu cần thiết, trẻ sẽ được chỉ định làm sinh thiết ruột.
Chẩn đoán chính xác bệnh celiac để có biện pháp chữa trị phù hợp là rất quan trọng, bởi bệnh có thể rất dễ nhầm lẫn với dị ứng lúa mì hoặc nhạy cảm với gluten.
Cách xây dựng chế độ ăn không có gluten cho trẻ
Khi phát hiện trẻ bị celiac, bạn có thể xây dựng thực đơn không có gluten cho trẻ bằng cách loại bỏ các thực phẩm chứa gluten như các loại lúa mì, mạch nha, tinh bột mì,… thay vào đó hãy bổ sung những loại thực phẩm không chứa gluten khác như kiều mạch, hạt kê, bột năng, diêm mạch,…
Các loại thực phẩm khác như thịt, cá, trứng, hầu hết các sản phẩm sữa, quả hạch,… trẻ vẫn có thể ăn hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, ngay cả những loại thực phẩm được cho là bình thường, phụ huynh nên xem xét kỹ những thành phần đi kèm.
Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để có thể xây dựng một thực đơn không gluten nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho con trẻ.
DNA Testings tổng hợp.